Đỗ Khắc Chung tâu rằng:
- Nếu đem thương binh xử tội, e rằng quân lính bất mãn cũng không
phải không gây hoạ.
Thượng thư bộ hình là Hàn Thuyên tâu rằng:
- Hình luật là cái gốc để trị nước. Sợ kẻ bất mãn mà không dám thi
hành hình luật, quốc gia sao bền vững được.
Đỗ Khắc Chung lại tâu:
- Thương binh ai chẳng có cha mẹ vợ con. Họ dám bỏ tình nhà, dám
chết cho nghiệp nước thật đáng trọng lắm thay, việc gây nên tội chỉ do tuổi
trẻ nông nổi nhất thời. Vả lại những lời tấu của Chiêu Văn vương biết đâu
đã là minh xác. Nay đem chém những người cho là có tội, họ chết là xong
nhưng cha mẹ vợ con họ sao chẳng đau lòng.
Câu nói này của Đỗ Khắc Chung đánh trúng vào lòng nhân từ của
Trần Nhân Tông. Nhà vua phán:
- Chiêu Văn vương là người cẩn trọng, xưa nay làm việc chưa từng sai
sót bao giờ. Ông ấy có quyền chém trước tâu sau mà phải viết bản tấu về
triều như vậy cũng biết trong lòng ông ấy không muốn giết. Vì thế những
lời tấu không có gì phải nghi vấn. Việc này hãy tạm để lại đã.
Khi ấy quan thẩm hình viện Đặng Ma La đang ốm, nghỉ ở phủ, sau
buổi chầu, Nhân tông ngự đến thăm, đem chuyện thương binh phạm tội ra
hỏi rằng:
- Sự việc như vậy, ý khanh nên xử ra sao?
Đặng Ma La tâu: