DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 20

18

D Ấ U X Ư A

lịch sử Việt Nam về nội dung của bản hiệp ước này, cũng như các
điều khoản phụ do ông, bị sức ép của triều đình Louis XVI, phải
hứa hẹn. Quyết định tối hậu nằm ở trong tay chúa Nguyễn Phúc
Ánh và vua Louis XVI.

Chúa Nguyễn Phúc Ánh vì thế rất danh chính ngôn thuận

không chấp nhận thực thi các điều trong hiệp ước này, cũng như
từ chối các yêu sách của triều đình Pháp sau đó, mà họ không hề
xấu hổ vì sự lật lọng đáng khinh bỉ.

Theo hiệp ước Versailles, không những nước ta sẽ mất sở hữu

và chủ quyền những phần đất quan trọng, cung hiến cho Pháp
và người Pháp đến định cư có đặc quyền lưu thông, buôn bán...
trên khắp lãnh thổ, mà lại còn phải trang trải mọi chiến phí cho
vua Pháp.

Cách đối đãi của chúa Nguyễn Phúc Ánh đối với Giám mục Bá

Đa Lộc thật là thông minh, sáng suốt và vương giả. Chúa Nguyễn
biết gìn giữ một quan hệ cá nhân, tình cảm, lấy vương lễ để cảm
ơn Giám mục Bá Đa Lộc, nhưng thận trọng trên bình diện đại sự
quốc gia, tuy gần mà xa, thật không có gì hay hơn thế.

1

1 Trong văn bản chính của Hiệp ước, chúa Nguyễn Phúc Ánh được triều đình

vua Louis XVI gọi là “Roy de Cochinchine” – Vua nước Cochinchine (chữ
“Roy” được viết theo tiếng Pháp cổ với mẫu tự y dài, cho nên tôi không
tự ý sửa lại thành “Roi” và “chuyển dịch” sang tiếng Việt là “chúa xứ Đàng
Trong”, hiểu theo cách của người Việt Nam, như thế sẽ làm mất đi tầm
quan trọng và ý nghĩa của bản hiệp ước, xin xem thêm phần giải thích trong
các trang sau. Hiệp ước phải được ký kết giữa hai “Vua”, vua Pháp và vua
Cochinchine, tức là có sự ngang hàng và có sự công nhận chủ quyền lãnh
thổ của hai bên. Đồng thời bạn đọc sẽ không thể nào tìm thấy khái niệm
“chúa xứ Đàng Trong” trong văn bản viết bằng tiếng Pháp. Trong phần dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.