202
D Ấ U X Ư A
dần lấy lại độc lập, tự chủ. Nhưng người ta gán cho cha tôi nhiều
điều mà không hề có xuất xứ từ chính Ngài.
Năm 1993 tại San José ở Californie trong buổi ra mắt cuốn sách
của ông Hoàng Trọng Thược với tựa đề Hồ sơ vua Duy Tân và lễ
tưởng niệm sau đó, khi tôi nhìn thấy nước mắt rưng rưng của
những người tham dự buổi lễ, nỗi xúc cảm của tôi cũng dâng lên
như họ, mà tôi cũng không che giấu được.”
Tướng De Gaulle thất vọng và thất bại vì không thay đổi được
thể chế đa đảng bằng thể chế trưng cầu dân ý phổ thông và trực
tiếp, rời chính quyền vào ngày 20 tháng một năm 1946, chưa đầy
một tháng sau cái chết của vua Duy Tân.
1
1 Điểm đặc biệt trong thể chế Đệ Tứ Cộng hòa Pháp là người dân không có
phần tham dự trực tiếp vào hành pháp hay hiến pháp. Dân chúng chỉ được đi
bầu các dân biểu Quốc hội (Assemblée Nationale), giao phó mọi quyền hành,
quyết định cho dân biểu (député). Các nghị sĩ Thượng nghị viện (sénateur)
được bầu lên như trong Đệ tam Cộng hòa, tức là bởi các nhân vật được dân
bầu lên trong hạ tầng cơ sở hành chánh, Thượng nghị viện có quyền tham
khảo các luật lệ và bỏ phiếu chấp nhận hay từ chối các luật lệ. Cương vị Tổng
thống Pháp được bầu cho một nhiệm kỳ là bảy năm bởi các dân biểu và nghị
sĩ của Quốc hội và Thượng nghị viện. Chính phủ Pháp được thành lập do sự
bầu cử của các dân biểu Quốc hội. Đây là chỗ yếu trong thể chế Đệ Tứ Cộng
hòa. Các đảng phái, dù chỉ có một số ít đảng viên, không đáng đại diện cho
một khuynh hướng chính trị có số đông dân chúng ủng hộ, được đưa ra các
ứng cử viên cho dân bầu. Người dân bị bắt buộc phải lựa chọn người để bầu
trong con số ứng cử viên của các đảng phái đưa ra. Rất nhiều khi, không có
ai hợp với lập trường, quan điểm chính trị của mình, người dân đứng trước
một sự lựa chọn mà thành ngữ Pháp có câu “la Peste ou le Cholera”, giữa
dịch hạch và dịch tả. Khi bầu xong dân biểu, thì dân chúng không còn tham
gia vào chính trường được nữa. Các đảng phái tha hồ tung hoành, từ “dân
biểu” trở thành “biểu dân”.