249
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
lên đường trở về Đông Dương giải giới quân Nhật. Nhà vua được
dịp làm quen với nước Đức trong vòng ba tháng, vì vào cuối tháng
10 năm 1945, có lệnh cho gọi hoàng tử Vĩnh San về lại Paris. Đọc
trong những lá thư gởi cho bạn của Duy Tân gởi từ nước Đức, tôi
phải mỉm cười khi thấy nhà vua, đúng theo truyền thống kháng
chiến Pháp, gọi người Đức là “les boches”.
Ngày 02 tháng 9 năm 1945, trong khi đại tướng Leclerc đại
diện cho chính phủ của de Gaulle ký hiệp ước đầu hàng của Nhật
trên chiến hạm
Missouri, thả neo trong vịnh Tokyo, thì cùng lúc,
tại Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn Việt Nam độc lập tại quảng trường Ba Đình. Bắt đầu
từ tháng 9.1945, chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa mở cuộc thương lượng ngoại giao với Pháp, dẫn tới hội nghị
Fontainebleau vào tháng 7 năm 1946.
Trong khi ấy, đạo quân Trung Quốc tràn vào miền Bắc vào ngày
9 tháng 9 năm 1945. Đạo quân phối hợp Anh - Ấn Độ đổ bộ tại Sài
Gòn vào ngày 12.09.1945, mở đường cho đại tướng Leclerc trở lại.
Vài tháng sau tại Paris, cuộc gặp gỡ lịch sử của hoàng tử Vĩnh
San với tướng de Gaulle diễn ra vào ngày 14 tháng 12 năm 1945
trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng nội dung của cuộc
gặp gỡ này không hề được công bố. Tướng de Gaulle cũng không
hề có chỉ thị về cuộc gặp gỡ này cho bộ tham mưu của ông. Mọi
việc phải được giữ hoàn toàn bí mật.
Tuy nhiên, tướng Alain de Boissieu, con rể của tướng de Gaulle,
tiết lộ vào năm 1981 rằng Cao ủy d‘Argenlieu, khi ấy đang ở
Saigon, đã được báo tin để sửa soạn tiếp đón de Gaulle và Duy Tân
vào tháng ba 1946 tại Saigon.