DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 254

252

D Ấ U X Ư A

Trong khi de Gaulle, Sainteny và Leclerc tìm thấy một giải

pháp hòa bình về chủ đề

“một Việt Nam độc lập, tự do trong

Liên hiệp Pháp”, thì lời tuyên bố thừa thãi và vụng về của đô đốc
Thierry d’Argenlieu thành lập chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ (la
République de Cochinchine) vào ngày 01.06.1946, gần sáu tháng
sau khi de Gaulle từ chức, đã làm bùng cháy thêm ngọn lửa chiến
tranh, chỉ được dập tắt sau tám năm khói lửa.

Một cuộc tranh cãi về lịch sử bắt đầu từ đó và cũng chưa chấm

dứt, trên câu hỏi là có phải đô đốc d’Argenlieu chỉ tuân theo mệnh
lệnh của de Gaulle, hay d’Argenlieu tự ý quyết định, theo ảnh
hưởng áp lực của thành phần thực dân cũ, lãnh tránh nhiệm lịch sử,
sau khi de Gaulle đã rời khỏi chính quyền vào tháng 1 năm 1946.

Những người trung thành với trường phái chính trị của de

Gaulle đưa ra lập luận rằng, de Gaulle, một khi đã rời khỏi chính
quyền, đã không còn quyết định về những vấn đề chính trị đang
diễn ra hay sắp diễn ra, như ông đã có cùng một thái độ vào
năm 1969. Tuy de Gaulle là người đã giao phó cho đô đốc Thierry
d’Argenlieu chức vị Cao ủy Đông Dương vào ngày 16.08.1945,
nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng, quyết định ngày
01.06.1946 của d’Argenlieu là quyết định của de Gaulle.

Hai chi tiết lịch sử khác làm tăng thêm sự nuối tiếc cho một

giải pháp hòa bình, đã không thực hiện được trong giai đoạn ấy:
Sainteny là người có nhiều tình cảm thân hữu với chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đại tướng Leclerc, một thiên tài quân sự, vậy mà lại chủ
trương ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao và chính trị! Nhưng
đô đốc d’Argenlieu không hề đồng ý với giải pháp của Sainteny và
đại tướng Leclerc. Cũng nên lưu ý ở đây rằng, vua Duy Tân đã tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.