DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 255

253

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

nạn vào ngày 26.12.1945, và tướng de Gaulle rời chính quyền vào
tháng 01 năm 1946, chỉ một tháng sau cái chết của vua Duy Tân.

Đại tướng Leclerc trở về Hà nội ngày 26 tháng ba năm 1946 và

được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón.

Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh đưa ra câu trả lời rõ ràng trong

cuốn

Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, trang 329: “D’Argenlieu có

thể lựa chọn giữa hai chính sách: hoặc tôn trọng tinh thần của
bản tuyên cáo ngày 24.03.1945, hoặc tái lập tình trạng cũ, nghĩa
là tình trạng thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của giới Pháp kiều ở Đông
Dương, Thierry d’Argenlieu đã lựa chọn chính sách thứ hai ngày
4.2.1946...”, dù d’Argenlieu đã được thông tin về sự xuất hiện của
de Gaulle và Duy Tân dự tính vào tháng 3.1946, không chờ đợi ý
kiến của Chính phủ Pháp - và d’Argenlieu muốn chiếm lại Đông
Dương bằng vũ lực.

Ngày 28 tháng 11 năm 1947 tướng Leclerc tử nạn khi chiếc

máy bay B-25 Mitchell chở ông rơi xuống Colomb-Béchar (Algérie),
cả mười hai người trên máy bay chết ngay tại chỗ. Một cái xác thứ
mười ba không có tên trong danh sách gây nhiều nghi vấn về tai
nạn của Leclerc.

Trong trường hợp tai nạn máy bay của vua Duy Tân, Etienne

Boulé không ngần ngại đặt lên câu hỏi: Ai giết hoàng tử Vĩnh San?

Trong tuần này, tin tức mới về một sự kiện lịch sử làm cho tôi rất

chú ý, cũng là một tai nạn máy bay năm 1943 trên bầu trời Phi châu.

Đại tướng Wladyslaw Sikorski, lãnh đạo chính phủ lưu vong của

nước Ba Lan, đang bị quân Đức quốc xã chiếm đóng, đồng minh
với Anh (Churchill), Pháp (de Gaulle), Mỹ (Franklin D. Roosevelt)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.