34
D Ấ U X Ư A
một số tác giả sử học khác, bênh vực cho chế độ thực dân Pháp
tại Việt Nam.
Năm 1858, 59 năm sau khi Giám mục Bá Đa Lộc qua đời (1799),
vào đời vua Tự Đức (1847-1883) Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam.
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, họ viện dẫn hiệp ước Versailles
1787 để đòi triều đình Huế phải nhân nhượng điều này điều nọ.
Nhưng hiệp ước Versailles không có giá trị pháp lý, vì không được
cả hai bên phê chuẩn, và triều đình Louis XVI đã không thực hiện
các điều khoản cam kết để giúp Nguyễn Phúc Ánh. Triều đình
Louis XVI đã bị lật đổ hai năm sau đó (1789), trước khi Nguyễn
Phúc Ánh đạt được mục đích của mình vào năm 1802. Do đó, các
hậu duệ triều Nguyễn không có “nghĩa vụ” thi hành những điều
khoản trong hiệp định Versailles 1787.
2. Hòa ước Nhâm Tuất 1862
Traité de paix et d‘amitié 05.06.1862
Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ký giữa Napoléon III - Hoàng đế
Pháp, Isabelle II - nữ hoàng Tây Ban Nha và vua Tự Đức, trong văn
bản hiệp ước được viết là
“Roi d’Annam” (vua nước An Nam)
1
đại
1 Khái niệm "An Nam" và "an-nam-mít" (annamite) đến nay, đặc biệt, vẫn
còn là một vết thương mở trong lịch sử nước Việt. Tên nước "Việt Nam"
do vua Gia Long đặt vào năm 1804 đã được vua Minh Mạng đổi thành
"Đại Nam" vào ngày 26.02.1838 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Mậu Tuất,
theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, trang 241), và cho đến đời vua Bảo Đại,
không có vua nào đổi tên nước nữa. Ngay cả bia mộ của Hoàng hậu Nam
Phương, qua đời năm 1963 tại Pháp, cũng được ghi đúng theo Hán Việt
là "Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ". Cũng năm 1885, sau khi