DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 37

35

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

diện bởi đô đốc Louis Adolphe Bonard chỉ huy lực lượng liên kết
Pháp-Tây Ban Nha, đại tá Don Carlos Palanca Gutierres, chỉ huy
lực lượng Tây Ban Nha, đại thần Phan Thanh Giản và Lam Gian
Thiep

(tên ghi trong văn bản hiệp ước đã được hai bên ký kết, còn

tên đúng của ông là Lâm Duy Tiếp) ký ngày 05.06.1862 (năm Tự
Đức thứ 15, tháng thứ năm ngày thứ chín) tại Gia định.

Biên bản phê chuẩn và trao đổi hoàn ước bằng hai thứ tiếng

Hán và Pháp được ký ngày 13.04.1863 (năm Tự Đức thứ 16, tháng
thứ hai, ngày thứ hai mươi sáu) tại Huế bởi quan Phụ chính và
thượng thư bộ Binh Trần Tiễn Thành, mang ấn triện của vua Tự
Đức, hàng ngự bút của vua Tự Đức, viết bằng chữ Hán với mực đỏ

thành công trong công việc ép triều đình nhà Nguyễn ký với chính phủ
thực dân Pháp tổng cộng 11 hiệp ước kể từ năm 1862 (Hòa ước Nhâm
Tuất), Pháp thiết lập nền móng hành chánh bảo hộ chia nước Đại Nam ra
làm ba khu vực hành chánh riêng biệt có ba thể chế riêng biệt: ba kỳ mang
tên như sau: Tonkin (Bắc kỳ), Annam (Trung kỳ) và Cochinchine (Nam kỳ),
ba thể chế như sau: miền Bắc là khu vực thuộc địa, miền Trung (Huế) là
khu vực bảo hộ, miền Nam là khu vực thuộc Pháp. Việc giao thông qua
lại của dân chúng ba kỳ bị hạn chế, kiểm soát nghiêm ngặt. Các nhà quân
sự, hành chánh cũng như một số sử gia Pháp né tránh sử dụng khái niệm
"Việt Nam" (đời vua Gia Long) và "Đại Nam" (kể từ đời vua Minh Mạng trở
đi). Họ sử dụng rộng rãi khái niệm "Annam", có khi dùng để chỉ cả nước
"territoire annamite" (lãnh thổ Đại Nam), có khi dùng để chỉ triều đình
nhà Nguyễn "la cour d'Annam", người Việt bị gọi là "les annamites", các
vua nhà Nguyễn bị gọi là "Roi d'Annam", "Empereur d'Annam", "Prince
d'Annam". Trên mọi văn kiện của Pháp, ba vị vua đi đày, Hàm Nghi, Thành
Thái và Duy Tân chỉ được ghi nhận là "Prince d'Annam". Các khái niệm
"Tonkin", "tonkinois", "Cochinchine" và "cochinchinois" cũng được sử
dụng trong văn kiện và tác phẩm sử học, nhưng lại ít gây nhức nhối như
khái niệm Annam, có thể vì khái niệm "Annam" tượng trưng cho sự mất
chủ quyền, độc lập.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.