DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 41

39

T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?

Rigault de Genouilly cho phá hủy thành Gia Định thành bình

địa, rồi đưa quân trở ra Đà Nẵng tấn công. Quân Nguyễn Tri
Phương lại thua, lui về giữ đồn Liên Trì (nay thuộc tỉnh Quảng Trị).

Tháng 10 năm 1859 tướng Page sang thay, xin hòa hoãn, bỏ

cấm đạo, cho thông thương ở các cảng và đặt sứ thần ở Huế.
Nhưng Pháp và Anh đang bận rộn đánh nhà Thanh, cho nên sang
năm 1860, Pháp mới sai tướng Charner đánh chiếm Nam Kỳ.

Quân Nguyễn Tri Phương thua, bỏ đồn Chí Hòa (có sách viết là

Kỳ Hòa, vì người Pháp đọc trại ra là Ci-hoa, Ki-hoa, rồi biến dạng
thành Kỳ Hòa), chạy về Biên Hòa. Charner thừa thắng tiến đánh
Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho vào cuối tháng 2 năm 1861. Quan
Nguyễn Công Nhàn bỏ thành Mỹ Tho chạy.

Nếu chỉ nói về quân số, quân Pháp ít, quân mình đông. Quân

Pháp thời ấy chưa được sự đồng tình của các quan triều đình, sự
ủng hộ của dân, thì tại sao quân lại thua và bỏ chạy?

Tri huyện Toại, Trương Định, Thiên hộ Dương mộ quân chống

Pháp. Quan Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi dâng sớ xin
giảng hòa.

Tướng Bonard sang thay vào tháng 10 năm 1861 tiến đánh

ngay thành Biên Hòa, đồn Bà Rịa. Mấy tháng sau, tháng ba năm
1862 đánh đồn Vĩnh Long. Tổng đốc Trương Văn Uyển cũng phải
lui quân.

Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp (Phan Thanh Giản được

phong làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Tiếp làm tuần phủ
Khánh Thuận, để có chức vị giao thiệp với Pháp) được vua Tự Đức
sai vào Gia Định giảng hòa, hai ông thay mặt vua Tự Đức ký hòa
ước Nhâm Tuất với tướng Bonard.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.