40
D Ấ U X Ư A
Đối chiếu các nguyên bản viết bằng tiếng Pháp với các đoạn
sử về giai đoạn này của Trần Trọng Kim viết, tôi ngờ rằng, vấn đề
ngôn ngữ bất đồng, có nhiều sai lạc trong công việc phiên dịch
tiếng Hán (viết), tiếng Việt (nói) và tiếng Pháp (nói và viết), cũng
như thái độ ém nhẹm tình trạng mất chủ quyền trầm trọng của
quan và quân lính, họ chỉ muốn yên thân và được hưởng lợi cá
nhân, làm cho vua Tự Đức, sống biệt lập hoàn toàn trong cung
cấm, không thấy được thực tế vấn đề.
Nhân khi đọc cuốn
Quốc triều Chính biên Toát yếu do Cao
Xuân Dục chủ biên thì sự nghi ngờ của tôi tăng thêm. Sử Việt Nam
viết là
“hòa ước”, “quân Pháp muốn hòa...”, nhưng thật sự là mỗi
lần “hòa” như thế thì vua Tự Đức càng mất đất, mất chủ quyền
của một nước Đại Nam thống nhất từ Bắc chí Nam. Cách sử dụng
khái niệm “hòa ước” cũng sai trái như sự im lặng chấp nhận khái
niệm “Annam” trong các văn kiện ký kết với Pháp.
Không lẽ từ vua cho đến tất cả quan to quan nhỏ cho đến các
bậc đại hiền trí sĩ không một ai thấy chính sách đi xâm chiếm
thuộc địa của các cường quốc Âu châu? Không lẽ không một ai
thấy hải quân và thương mại và thuộc địa là một? Không lẽ không
một ai thấy cứ khư khư cấm đạo triệt để, giết giáo sĩ, bế quan tỏa
cảng là sai lầm cơ bản về ngoại giao và chính trị? Không lẽ không
một ai thấy, muốn cai trị và giữ độc lập thì phải có thực lực tự bảo
vệ cho đúng mức, cho đủ, không những chỉ đủ để đàn áp giết hại
dân mình, mà phải đủ để chống lại các lực lượng tấn công lớn từ
bên ngoài vào?
Niềm tin theo một tôn giáo, đạo giáo là một sự kiện tâm linh rất
đặc biệt, chủ quan, tự nguyện. Có người tin, có người không tin,