41
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
bắt phải theo không được, mà cấm đoán cũng không được. Ngay
trong thời điểm hiện tại, vấn đề tôn giáo vẫn là một vấn đề thời
sự nóng bỏng, mọi cấm đoán chỉ càng làm cho sự chống cự thêm
mãnh liệt. Nếu để phát triển tự do thì có khi có kết quả ngược lại,
như tình trạng người xin ra khỏi đạo Thiên chúa tại Pháp và Đức
tăng lên, khi người theo đạo phải đóng thuế cao trực tiếp cho nhà
thờ, hay một số chính sách của Đức Giáo hoàng không còn phù
hợp với tình hình phát triển của nhân loại nữa.
Dùng chữ hòa ước là sai, là giả mù sa mưa, viết rằng ký giấy
đầu hàng, mất đất thì đúng hơn. Nhà vua được sử sách khen
ngợi là người con rất có hiếu với mẹ, người rất thích văn chương,
không thích võ nghệ quân sự, không phải là người nhảy lên ngựa,
cầm kiếm cầm súng, ra trận tiền xem thực hư như thế nào như
cha ông.
Từ Huế vào Gia Định lại xa xôi, cưỡi ngựa đi bao giờ mới đến.
Thậm chí, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp còn đi nhờ tàu của
quân Pháp để vào Gia Định ký hiệp ước.
Trong
Khiêm Cung Ký, vua Tự Đức viết về mình: “Ta sinh ra
vốn mảnh dẻ... từ bé đã hơi sáng dạ, nên học vỡ lòng các sách tiểu
học, khoảng trong nửa ngày đã thuộc nhừ một quyển... những kẻ
xưng sư phó đều không phải là nhà nho uyên bác hay nhà văn nổi
tiếng xứng với nhiệm vụ ấy... đi hầu bắn, ta luôn bắn trúng... tính
ta lại ít nói, hay ngượng... khí huyết yếu đuối thân thể ốm gầy,
đang lúc tuổi trẻ thanh nhàn mà việc nối dõi khó khăn... năm đến
tuổi gần hai mươi, tháng sáu bỗng mọc đậu, bệnh rất nguy...”
Tất nhiên, vua Tự Đức “chịu tội” với lịch sử. Hổ phụ không sinh
ra hổ tử. Con nhà tông nhưng chẳng giống lông mà cũng không