42
D Ấ U X Ư A
giống cánh. Đó là cái nghiệp suy tàn tự nhiên và tất nhiên của
chính sách di truyền thừa kế theo huyết thống.
Rất nhiều triều đình vua chúa Âu châu cũng không thoát ra
khỏi định luật thiên nhiên này. Họ càng “loạn luân” (nói theo Nho
giáo) bao nhiêu – lấy lẫn nhau giữa anh em họ, chú cháu cô dì...
trong gia đình dòng họ để giữ đất đai tài sản không qua tay một
gia đình khác – thì kết quả càng xấu đi bấy nhiêu, không những
sinh đẻ ra một số hoàng tử, công chúa ngây ngô, điên loạn, mà
người thừa kế theo huyết thống, vì bất tài vô hạnh, dẫn đến sự
suy tàn của cả triều đại.
Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là một người có thể gọi là văn
võ toàn tài, võ đi trước, mở đường cho văn theo sau, nhà vua ý
thức phải có chủ quyền thì mới gây dựng được cơ ngơi sự nghiệp,
và rất có chí, có quyết tâm. Vua Tự Đức, khi tự nêu ra những
nhược điểm của mình trong
Khiêm Cung Ký, thì nhà vua đã đi
bước trước làm giảm bớt đi những phê bình gay gắt của hậu thế.
Vua Tự Đức, tuy biết văn biết võ, nhưng sức khỏe thường hay suy
nhược, mọi việc đều trông cậy vào các quan đại thần, do đó nhà
vua trách quan lại
“không ai nhắc nhở lời dạy của Hoàng khảo
(vua Thiệu Trị) về việc đề phòng mặt biển để giúp ta tránh khỏi
chỗ lỗi lầm!”
Nhà vua ngạc nhiên về việc Pháp xâm lăng, tức giận vì
“giặc
giã” nổi lên khắp nơi, thù trong giặc ngoài, thất vọng vì “dân ta
không biết đánh trận”, nhưng nhà vua cay đắng nhất ở chỗ:
“Bất đắc dĩ nhân giặc cầu hòa, mới sai sứ bàn định điều ước.
Những nhà nho lão thành, những quan to trọng vọng khẳng khái
xin đi. Nhưng chẳng biết vì lẽ gì lại dễ dàng thành lập hòa nghị,