45
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
Cũng theo ý anh ấy, một phản xạ suy nghĩ tự nhiên, nếu các
đại thần triều Nguyễn nhanh chóng ký kết các hiệp ước với Pháp,
mà vua Tự Đức chỉ còn có nước ngồi khóc, thì có thể các đại thần
đã sang thuyền khác, đã nhận hay trông chờ vào đặc ân của Pháp,
mà nhà vua không biết.
Tôi xin lướt qua các hiệp ước về thương mại ký ngày 15.07.1864
(Traité de commerce), hiệp ước hòa bình và thân hữu ký cùng
ngày 15.07.1864 (Traité de paix et d’amitié), hiệp ước thương
mại ký ngày 31.08.1874 (Traité de commerce), hiệp ước hòa bình
và thân hữu ký ngày 15.03.1874 (Traité de paix et d’amitié),
hiệp ước bổ túc cho hiệp ước thương mại 31.08.1874, ký ngày
23.11.1874 (Convention annexe au traité de commerce du 31
août 1874).
Phương cách ký kết các hiệp ước, sau hòa ước Nhâm Tuất năm
1862 với Pháp, cho thấy rằng sức ép của Pháp đối với triều đình
Huế mạnh hơn, họ đòi phải có hiệu lực ngay, không chờ phê
chuẩn của vua Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp, và thế đứng
của vua nhà Nguyễn yếu hẳn đi, trở thành con số không, chỉ cần
các đại thần ký tên, đóng dấu triện, không cần bút son phê chuẩn
của vua nữa.
Các “hòa ước” sau đó, nhất là hai “hòa ước” mất nước năm
1883 và 1884 không phải do các vua nhà Nguyễn sau Tự Đức - Dục
Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc – Hàm Nghi chịu trách nhiệm lịch sử,
mà trách nhiệm mất nước phải do các quan đại thần triều Nguyễn
gánh chịu trước dân tộc, tên của họ đã được ghi lại trong các cái
gọi là hòa ước ký với Pháp.