DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 128

bạn quá khoan dung… sau đó lại thắt chặt lại, việc đó cực kỳ khó khăn.”

Marc đang mô tả về cái khuôn khổ mà các bậc cha mẹ Pháp xây

dựng trong những năm đầu đời của trẻ. Họ xây dựng khuôn khổ này
bằng cách thiết lập cho họ quyền được nói: “Đứng lên cân và không nói
gì thêm cả” trong một số hoàn cảnh.

Những bậc cha mẹ Mỹ như tôi thường mặc định là mình sẽ phải chạy

theo bọn trẻ trong công viên cả buổi chiều hoặc dành một nửa thời gian
của bữa tiệc tối để bắt chúng đi ngủ. Điều này làm chúng tôi phát cáu,
nhưng nó có vẻ cũng dần dần trở nên bình thường.

Với các bậc cha mẹ Pháp, sống cùng với những ông vua con dường

như sẽ rất mất cân bằng và không tốt cho cả gia đình. Họ nghĩ rằng nó
sẽ làm tiêu hao rất nhiều cảm giác vui thích trong cuộc sống hàng ngày,
với cả cha mẹ và con cái. Họ biết rằng việc xây dựng một khuôn khổ cần
bỏ ra rất nhiều nỗ lực, nhưng họ tin rằng sự thay thế là không thể chấp
nhận được.

“Ở Mỹ, mọi người đều chấp nhận việc khi bạn đã có con, thời gian

của bạn không còn là của riêng bạn nữa,” Marc nói với tôi. Theo quan
điểm của anh ấy, “Bọn trẻ cần phải hiểu rằng chúng không phải là trung
tâm của sự chú ý. Chúng phải hiểu rằng thế giới không quay quanh
chúng.”

Vậy các bậc cha mẹ đã xây dựng khuôn khổ này như thế nào? Bản

thân quy trình xây dựng đôi khi rất khắc nghiệt. Nhưng đó không chỉ là
về việc nói không và thiết lập trật tự “Bố/Mẹ mới là người quyết định.
Một cách khác mà các bậc cha mẹ Pháp và các nhà giáo dục xây dựng
khuôn khổ là nói thật nhiều về khuôn khổ. Họ dành thật nhiều thời gian
để nói với bọn trẻ về điều gì có thể chấp nhận được và điều gì không thể
chấp nhận được. Tất cả đều nhằm mục đích để trong chúng tồn tại một
khuôn khổ tồn tại. Nó bắt đầu với những sự hiện diện mang tính vật lý,
cũng giống như một cử chỉ thuyết phục bạn rằng sự thật là có một bức
tường đang tồn tại trước mặt bạn.

Bằng cách định rõ những giới hạn cho trẻ, các bậc cha mẹ Pháp

thường cầu viện đến ngôn ngữ của quyền lực. Thay vì nói: “Đừng có
đánh Jules,” họ thường nói: “Con không có quyền đánh Jules.” Cách
nói này không chỉ khác nhau về mặt ngữ nghĩa mà còn mang lại cho
người nói và người nghe cảm giác khác hẳn. Phân nhịp của người Pháp
gợi ý rằng có một hệ thống quyền lực cố định và chặt chẽ mà cả trẻ và
cha mẹ có thể tham khảo. Đó cũng là một cách để nói rõ rằng trẻ có
quyền được làm những việc khác.

Một câu nói khác mà người lớn sử dụng rất nhiều với trẻ, đó là:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.