DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 129

“Bố/Mẹ không đồng ý,” chẳng hạn như trong câu: “Bố mẹ không đồng ý
với việc con làm vương vãi đậu hà lan dưới sàn nhà.” Các bậc cha mẹ nói
câu này với giọng cực kỳ nghiêm túc, trong khi nhìn thẳng vào trẻ.
“Bố/Mẹ không đồng ý” cũng mang ý nghĩa cứng rắn hơn là chỉ nói
“không” và nó buộc trẻ phải xem xét quyết định này. Và điều này cũng
thể hiện niềm tin vào trẻ có quan điểm riêng của mình về đậu hà lan,
thậm chí nếu quan điểm này đang bị bác bỏ. Làm vung vãi hạt đậu là
một việc gì đó mà trẻ quyết định làm một cách có lý trí, do vậy nó cũng
có thể quyết định làm theo những cách khác nữa.

Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao những bữa ăn ở Pháp vô

cùng êm đềm. Thay vì chờ đợi một cuộc khủng hoảng lớn và phải vận
dụng đến những hình phạt, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ tập
trung tạo ra rất nhiều sự điều chỉnh nhỏ, lịch thiệp, có tính chất ngăn
chặn, dựa trên những quy tắc đã được thiết lập một cách vô cùng khoa
học.

Tôi đã chứng kiến ở nhà trẻ, khi tôi ngồi với những đứa trẻ 18 tháng

tuổi, trong một bữa trưa “thần thoại” với bốn món. Sáu đứa trẻ con, mặc
những chiếc yếm vải màu hồng, đang ngồi xung quanh một chiếc bàn
hình chữ nhật dưới sự giám sát của Anne-Marie. Không khí cực kỳ yên
bình. Anne-Marie mô tả thành phần của mỗi món ăn và nói với trẻ món
gì sẽ được đưa ra tiếp theo. Tôi nhận ra rằng cô ấy cũng chú ý kỹ đến
mọi việc bọn trẻ làm và – không hề cao giọng – nhận xét về những vi
phạm nhỏ.

Nhẹ nhàng nào, chúng ta không làm thế với một chiếc thìa,” cô ấy

dịu dàng nói với một cậu bé khi cậu bắt đầu gõ gõ cái thìa xuống bàn.
“Không, không, không, chúng ta không được động vào pho mát, pho
mát để dùng cho món sau,” cô ấy bảo một bé khác. Khi nói với một đứa
trẻ, cô ấy luôn luôn giao tiếp bằng mắt với nó.

Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ Pháp không phải lúc

nào cũng cầu viện đến mức độ quản lý vi mô này. Tôi nhận thấy rằng họ
có xu hướng làm điều này nhiều hơn trong các bữa ăn, khi có nhiều
những cử chỉ và những quy tắc nhỏ, và mọi thứ sẽ dễ dàng trở nên hỗn
độn hơn nếu có điều gì đó không đúng xảy ra. Anne-Marie kết hợp giữa
trò chuyện và hiệu chỉnh trong suốt một bữa ăn kéo dài 30 phút. Kết
thúc bữa ăn, khuôn mặt tất cả các bé đều nhem nhuốc thức ăn, nhưng
trên sàn thì chỉ có một hoặc hai mảnh vụn bánh mì rất nhỏ.

Cũng giống như Marc và Anne-Marie, các bậc cha mẹ và những

người chăm sóc trẻ Pháp mà tôi gặp có uy quyền nhưng lại không có vẻ
gì là những kẻ độc tài. Họ không hề mong muốn giáo dục để bọn trẻ trở
thành những con rô bốt biết nghe lời. Ngược lại, họ lắng nghe và nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.