DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 131

nó sẽ lại chạy ra ngoài.

Sự việc xảy ra ở công viên với Leo, tôi tiếp tục cố gắng nghiêm khắc

trong mọi hoàn cảnh. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng hiệu
quả. Tôi không biết lúc nào thì mình nên thắt chặt các ốc vít và khi nào
nên nới lỏng chúng.

Để được tư vấn, tôi liền hẹn Madeleine, một người giữ trẻ đã từng

làm việc cho Robynne và Marc, đi ăn trưa. Bà ấy sống ở một thành phố
nhỏ ở Brittany, ở phía tây nước Pháp, nhưng gần đây đang nhận công
việc chăm sóc một em bé sơ sinh vào ban đêm ở Paris. (Em bé này
thường xuyên “ngủ ngày cày đêm,” Madeleine nói.)

Madeleine, 63 tuổi, mẹ của ba cậu con trai. Bà có một mái tóc xoăn

ngắn màu xám và một nụ cười ấm áp. Ở bà có tất cả những gì mà tôi đã
nhìn thấy ở Frederique và những ông bố bà mẹ Pháp khác mà tôi gặp.
Cũng giống như họ, bà có một niềm tin rất chắc chắn vào những phương
pháp của mình.

“Đứa trẻ càng phá phách bao nhiêu, nó càng không vui bấy nhiêu,”

bà nói với tôi, gần như ngay khi chúng tôi ngồi xuống.

Vậy làm thế nào để con bé luôn ngoan ngoãn?

“Hãy trừng mắt nhìn nó,” bà nói. Madeleine chứng minh điều này

cho tôi ngay tại bàn. Bà đột nhiên biến hóa từ một người bà hiền hậu và
có vẻ nuông chiều các cháu thành một người cực kỳ nghiêm khắc và
đáng sợ. Thậm chí dù chỉ để minh họa, ở bà vẫn toát lên một sự tin
tưởng rất chắc chắn.

Tôi cũng muốn học cách “trừng mắt” này. Khi món salat được mang

ra, chúng tôi cùng thực hành. Đầu tiên, tôi thấy thật khó khăn để có thể
tỏ thái độ nghiêm khắc. Nhưng cũng giống như lúc ở công viên cùng
Frederique, khi cuối cùng cũng đạt được đến mức độ tin tưởng thực sự,
tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt. Sau đó, tôi không còn có cảm
giác buồn cười nữa.

Madeleine khẳng định là bà không chỉ cố gắng để làm cho bọn trẻ

phải quy phục. Bà ấy nói “trừng mắt” đem lại hiệu quả nhiều nhất khi bà
có được sự kết nối mạnh mẽ với trẻ, và khi giữa bà và trẻ có sự tôn trọng
lẫn nhau. Bà bảo, phần khiến bà thấy hài lòng nhất trong công việc của
mình là khi bà bày tỏ “sự đồng mưu” với một đứa trẻ, như thể họ đang
nhìn thế giới theo cùng một cách với nhau, và khi bà gần như biết chắc
trẻ sẽ làm gì tiếp theo. Để đạt được tới mức độ này, người chăm sóc trẻ
cần quan sát trẻ cẩn thận, nói chuyện với trẻ và tin tưởng trẻ ở một mức
độ nhất định. Và nó còn đồng nghĩa với việc hiểu rằng trẻ cũng là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.