DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 147

đứa trẻ đều nhảy nhót, nghịch ngợm trên tấm bạt của riêng mình bên
trong khu vực chơi trong khi bố mẹ chúng sẽ quan sát con mình ở phía
bên ngoài. Nhưng có một bà mẹ bê ghế vào tận cửa và đặt ngay trước
tấm bạt của cậu con mình, phía bên trong cổng. Và cô ấy hét to “Ôi
tuyệt” mỗi khi thằng bé nhảy. Tôi biết, thậm chí là trước khi bắt chuyện,
rằng cô ấy hẳn là một người mẹ Anglophone giống tôi.

Tôi biết điều này bởi vì, mặc dù đã cố gắng để kìm chế bản thân

nhưng tôi vẫn không thể không nói “Ôi tuyệt!” mỗi khi một trong số
mấy đứa con tôi nhảy nhót. Đó là một cách nói tắt của câu: “Mẹ nhìn
thấy con làm việc đó rồi! Mẹ rất thích! Con thật là tuyệt đấy!” Cũng
tương tự như vậy, tôi khen ngợi cả những bức vẽ xấu xí hay mấy bức
tượng được tô một cách hết sức vụng về. Tôi cảm thấy rằng tôi phải làm
như vậy, để thúc đẩy lòng tự tin của chúng.

Các bậc cha mẹ Pháp cũng muốn con cái họ có những cảm giác tốt

đẹp về bản thân và bằng lòng với chính mình.Nhưng họ có một chiến
lược khác hẳn để thúc đẩy điều này và chiến lược đó dường như đối lập
với chiến lược của người Mỹ. Họ không tin rằng sự tán dương lúc nào
cũng tốt.

Người Pháp tin rằng trẻ cảm thấy tự tin khi chúng có đủ khả năng để

tự mình làm một số việc và làm tốt những việc đó. Sau khi bọn trẻ học
nói, không phải bất cứ điều gì chúng nói ra cũng được người lớn khen
ngợi. Họ chỉ khen ngợi khi chúng nói những điều thú vị, và khi chúng
nói trôi chảy, rõ ràng. Nhà xã hội học Raymonde Carroll nói rằng các
bậc phụ huynh Pháp muốn dạy bọn trẻ tự bảo vệ bản thân bằng những
lời nói chân thật, sắc sảo. Cô ấy trích dẫn lời một người đã từng nói: “Ở
Pháp, nếu một đứa trẻ muốn nói gì đó, mọi người sẽ lắng nghe nó.
Nhưng đứa trẻ đó không thể khiến mọi người chờ đợi quá lâu để được
nghe nó nói; nếu nó trì hoãn, cả gia đình sẽ kết thúc câu nói đó giúp nó.
Điều này giúp luyện cho trẻ thói quen suy nghĩ kỹ và biết rõ mình sẽ nói
gì trước khi nói. Trẻ học nói nhanh, và biết nói những điều thú vị.”

Thậm chí là khi trẻ đã nói những điều thú vị rồi – hoặc chỉ đơn giản

là đưa ra được câu trả lời đúng – người lớn vẫn hạn chế đưa ra những lời
khen ngợi. Họ không hành động kiểu như mọi việc mà trẻ làm tốt đều là
một cơ hội để nói: “tốt lắm!”. Khi tôi đưa Bean đến kiểm tra sức khỏe
miễn phí ở trung tâm y tế, bác sỹ nhi khoa yêu cầu con bé ghép hình
một khối gỗ. Bean thực hiện yêu cầu. Vị bác sỹ nhìn vào sản phẩm mà
Bean đã ghép được và sau đó làm một việc mà tôi hoàn toàn không có
đủ khả năng làm: không làm gì cả. Cô thì thầm: “tốt” một cách rất nhỏ,
nghe có vẻ giống với “tiếp tục nào” hơn là lời khen “tốt” một cách thật sự
- sau đó bắt đầu quy trình kiểm tra sức khỏe cho con bé.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.