gì đã xảy ra (mặc dù nó không có vẻ gì là lo lắng và nó không bị đau.)
Giáo viên của con bé cũng nói rằng cô ấy không biết chuyện gì đã xảy ra.
Tôi đã phát khóc khi hỏi hiệu trưởng nhà trường, và câu trả lời vẫn là cô
ấ
y cũng không biết gì về chuyện đó. Họ dường như rất ngạc nhiên khi
tôi quá chú ý đến việc này.
Mẹ của tôi tình cờ ghé thăm, bà không thể tin nổi sự tắc trách của
nhà trường. Bà nói rằng nếu sự việc tương tự xảy ra ở trường học của Mỹ
thì ngay lập tức những người có trách nhiệm sẽ phải chính thức tìm hiểu
thông tin, gọi điện về nhà và giải thích cặn kẽ nguyên nhân, vấn đề, cách
xử lý.
Những sự việc như thế này cũng làm cho các ông bố bà mẹ Pháp lo
lắng, nhưng họ không coi đó là một thảm kịch. “Ở Pháp, chúng tôi thích
bọn trẻ cãi cọ một chút,” Audrey Goutard, một nhà báo đồng thời là tác
giả, nói với tôi. “Đó là một phần của chúng tôi, với một chút Pháp và
một chút Địa Trung Hải. Chúng tôi muốn con cái mình biết cách bảo vệ
lãnh thổ của mình, và tranh chấp một chút với những đứa trẻ khác…
Chúng tôi không cảm thấy lo lắng khi có một chút bạo lực giữa bọn trẻ.”
Việc không sẵn lòng nói ra lý do tại sao mình có vết thương trên mặt
của Bean có thể phản ánh một khía cạnh khác trong những nét đặc biệt
của tính “tự trị”. Mách - được biết đến là một kẻ mách lẻo - được đánh
giá là một hành động cực kỳ tồi tệ.
Người Mỹ cũng không thích những kẻ mách lẻo. Tuy nhiên, ở Pháp,
thậm chí là giữa bọn trẻ với nhau thì việc âm thầm chịu đựng một vài
vết cào xước và giữ im lặng cũng được coi là một kỹ năng sống. Kể cả
trong một gia đình, mọi người cũng đều có quyền có những bí mật của
riêng mình.
“Tôi có thể có một bí mật với con trai mình và thằng bé không thể
nói với mẹ của nó,” Marc, một tay golf người Pháp, nói với tôi. Tôi đã
xem một bộ phim của Pháp trong đó một nhà kinh tế nổi tiếng đến đón
cô con gái của mình ở đồn cảnh sát Paris, sau khi con bé bị bắt vì ăn
trộm hàng trong siêu thị và sở hữu cần sa. Trên đường về nhà, con bé tự
bảo vệ bản thân bằng cách nói rằng ít nhất thì nó cũng không hề phản
bội người bạn đi cùng với mình.
Nền văn hóa giữ im lặng này tạo nên một tình đoàn kết giữa bọn trẻ.
Chúng học cách tin tưởng lẫn nhau, và tin tưởng vào chính bản thân
mình thay vì chạy đến mách bố mẹ hay thầy cô. Marc và cô vợ người Mỹ
của anh, Robynne, nói với tôi về một trường hợp gần đây mà trong đó
con trai của họ, một cậu bé 10 tuổi, nhìn thấy một học sinh khác chuẩn
bị đốt pháo ở trường. Robynne thúc giục Adrien báo cho ban giám hiệu