DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 48

Laurence kể rằng cậu con trai 8 tuổi còn tệ hơn. “Cậu bé lúc nào

cũng muốn thêm một tí, thêm một tí.” Cô nói rằng khi những đòi hỏi
ngày càng tăng của mình không được đáp ứng, cậu trở nên quá khích.

Theo Laurence, trong một hoàn cảnh như thế, “đứa trẻ ít hạnh phúc

hơn. Cậu bé hơi có chút lầm lạc… Trong những gia đình có nề nếp,
không phải là một gia đình khắt khe nhưng có giới hạn hơn một chút,
mọi thứ diễn ra êm đềm hơn nhiều.”

Giới hạn cuối cùng của Laurence tới khi người mẹ của gia đình Mỹ

khăng khăng yêu cầu Laurence bắt hai đứa lớn hơn ăn kiêng. Laurence
từ chối và nói cô sẽ đơn giản là cho các bé ăn những bữa cân bằng. Rồi
cô phát hiện ra rằng sau khi cô đặt bọn trẻ lên giường và rời đi, lúc
khoảng tám rưỡi tối, người mẹ sẽ cho chúng ăn bánh quy và bánh
nướng.

“Chúng thật bụ bẫm,” Laurence nói về ba đứa nhỏ. “Bụ bẫm?” Tôi

hỏi.

“Tôi nói là ‘bụ bẫm’ chứ không nói ‘béo’”, cô trả lời.

Tôi những muốn viết câu chuyện này thành một khuôn mẫu. Chắc

chắn không phải tất cả trẻ em Mỹ đều hành xử theo cách này. Và trẻ em
Pháp cũng không hiếm khi hành động theo kiểu thích gì được nấy. (Sau
này, Bean sẽ nói một cách lạnh lùng với cậu em trai tám tháng tuổi của
mình, bắt chước cô giáo, “Tu ne peux pas faire n’importe quoi” – Em
không thể thích làm gì thì làm đâu.)

Tất nhiên, đặt ra các giới hạn cho trẻ không phải là phát minhcủa
người Pháp. Nhiều cha mẹ và các chuyên gia Mỹ cũng nghĩ các giới hạn
là rất quan trọng. Nhưng ở Mỹ, điều này lại đối lập với ý tưởng cho rằng
trẻ con cần được thể hiện bản thân. Đôi khi tôi cũng cảm thấy rằng
những điều mà Bean mong muốn – nước táo thay vì nước lọc, mặc váy
công chúa tới công viên, cứ sáu mét lại nhoài người khỏi xe đẩy – là
không thể thay đổi và đã được quy định từ trước. Tôi không nhượng bộ
trong tất cả mọi việc. Nhưng liên tục ngăn cản mong muốn của con bé
khiến tôi cảm thấy sai trái và thậm chí có thể là nguy hại.

Đồng thời, thật khó cho tôi để xem Bean là một người có thể ngồi

yên qua một bữa ăn bốn món, hay chơi yên lặng khi tôi đang nói chuyện
điện thoại. Tôi thậm chí không chắc mình muốn bé làm những điều đó.
Liệu như thế có bóp nát mất tâm hồn con bé không? Liệu tôi có bóp
nghẹt sự thể hiện bản thân của con bé không? Với tất cả những nỗi lo
lắng đó, tôi thường phải đầu hàng. Tôi không phải là người duy nhất. Ở
bữa tiệc sinh nhật 4 tuổi của Bean, một trong các bạn bè người
Anglophone của bé bước vào, mang theo một gói quà cho Bean, và một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.