Những bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu… xem con cái họ như
một dự án,” Lareau giải thích. “Họ cố gắng phát triển các kỹ năng và tài
năng của chúng thông qua một chuỗi những hoạt động có tổ chức,
thông qua một quy trình phát triển ngôn ngữ và các luận điểm, luận cứ
và thông qua việc giám sát chặt chẽ những gì chúng đã trải nghiệm ở
trường học.”
Quyết định sống tại Pháp của tôi có thể được coi là một hành động
phi thường của sự phát triển có định hướng. Dự án của tôi là giúp cho
con cái tôi có thể thông thạo hai thứ tiếng, độc lập và dễ thích nghi với
những môi trường sống khác nhau. Ở Mỹ, “phát triển có định hướng”
không giống như một sự lựa chọn. Ngược lại, sự đòi hỏi còn có vẻ như
cao hơn. Một người bạn của tôi, người làm việc toàn thời gian, đã kêu ca
với tôi rằng cô ấy không những được mong muốn đến xem trận bóng đá
của con gái mình mà còn muốn tham dự nhiều hoạt động khác.
Elisabeth, một người mẹ Pháp sống ở Brooklyn, đã rất ngạc nhiên
khi thấy các bậc cha mẹ Mỹ đầu tư rất nhiều cho những thành công
trong lĩnh vực thể thao của con cái họ. Cô ấy viết rằng mình đã phải
thay đổi thời gian tổ chức sinh nhật 10 tuổi cho cậu con trai hết lần này
đến lần khác để có thể phù hợp được với lịch thi đấu của những người
bạn Mỹ của thằng bé. Những người mẹ Mỹ thường mô tả sự hiện diện
của con cái mình ở mỗi trận đấu như một điều “không thể thiếu” và
khẳng định rằng con của mình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đội.
Không có cậu bé hoặc cô bé, “họ có thể sẽ thua!”
Kế hoạch phát triển có định hướng của người Mỹ thường được bắt
đầu triển khai từ trước khi con cái họ biết đi. Tôi từng nghe chuyện một
người mẹ ở New York đã thuê gia sư đến dạy đứa con 1 tuổi của mình
tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Quan thoại
. Khi con của cô lên 2,
người mẹ không dạy tiếng Pháp cho bé nữa, nhưng thay vào đó là
những bài học vẽ, nhạc, bơi và một số bài học toán. Trong khi đó thì
người mẹ này, người đã từ bỏ công việc của một nhà tư vấn chuyên về
lĩnh vực quản trị, đã dành phần lớn thời gian của mình để tìm hiểu và
gửi hồ sơ đăng ký nhập học của con mình đến hàng tá những trường
mẫu giáo mà cô lựa chọn.
Những câu chuyện kiểu như thế không quá đặc biệt ở Mỹ. Trong một
chuyến đi tới Miami, tôi đã ăn trưa với một người mẹ Mỹ mà tôi biết,
tên là Danielle. Danielle sống một phần tuổi thơ của mình ở Ý, nói ba
thứ tiếng và khá hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Cô ấy cũng có
bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh và kinh nghiệm quản lý tiếp thị ở
những công ty lớn.