DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 111

nhưng chẳng bao lâu sau sự đam mê đối với sản phẩm và việc kinh doanh trở
nên phai nhạt dần. Nỗi đam mê đó càng tàn lụi nhanh khi công ty nhỏ bé của
tôi bắt đầu gặp cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ kinh doanh nước ngoài.
Những công ty đến từ Đài Loan, HànQuốc, Hồng Kông bắt đầu tung ra ào ạt
những sản phẩm giống y hệt như của chúng tôi, và dần dần chiếm lĩnh thị
trường mà chúng tôi đã ra sức xây dựng trước đây. Giá của họ rẻ đến mức
chúng tôi không thể nào cạnh tranh lại. Những sản phẩm bán lẻ đó có chi phí
sản xuất thấp hơn chúng tôi rất nhiều.

Doanh nghiệp nhỏ bé của tôi gặp phải một thử thách nghiệt ngã: tiếp tục

chiến đấu hoặc gia nhập với những đối thủ ấy. Các đối tác nhận ra chúng tôi
không thể tiếp tục cuộc chiến cạnh tranh gay gắt ấy. Những công ty chiếm lĩnh
thị trường với những sản phẩm rẻ lại quá mạnh. Chúng tôi bỏ phiếu bầu, và
cuối cùng quyết định gia nhập với họ.

Bi kịch nằm ở chỗ, để có thể sống còn trên thương trường, chúng tôi phải

sa thải những nhân viên trung thành và cần mẫn. Điều đó đã xé nát trái tim
tôi. Khi tôi có cơ hội tham quan những nhà máy mới mà chúng tôi đã ký hợp
đồng sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan, lòng tôi lại tan nát thêm. Những điều
kiện môi trường mà các nhân công trẻ bị buộc làm việc trong đó thật quá phũ
phàng và khắc nghiệt. Tôi đã chứng kiến 5 công nhân chen chúc bốc xếp hàng
hóa trong một khoảng rộng mà nhà máy chúng tôi chỉ cho phép một công nhân
làm việc. Lương tâm bắt đầu day dứt tôi không ngừng. Tôi cảm thấy xót xa
không chỉ cho những công nhân mà chúng tôi sa thải ở Mỹ, mà cả những công
nhân ngoại quốc đang làm việc cho chúng tôi.

Mặc dù chúng tôi giải quyết được vấn đề cạnh tranh với các đối thủ kinh

doanh nước ngoài và kiếm được nhiều tiền, trái tim tôi đã không còn hứng thú
gì với việc kinh doanh nào nữa cả. Và chuyện làm ăn bắt đầu đi xuống từ đó.
Mà làm sao công việc kinh doanh ấy còn hấp dẫn một khi nỗi đam mê trong tôi
không còn nữa? Tôi không còn bao giờ muốn làm giàu trên sự bóc lột những
người lao động được trả rẻ như bèo cho công sức mồ hôi nước mắt của họ. Tôi
bắt đầu nghĩ đến việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức làm chủ kinh doanh với
mọi người, cứ không phải những kinh nghiệm khiến họ cứ trở thành những
người làm công cực nhọc. Khi tôi được 32 tuổi, tôi đã bắt đầu đi theo nghề dạy
học mà tôi không hay biết. Việc kinh doanh bị sa sút không phải vì không có
các hệ thống vận hành hiệu quả, mà là vì thiếu một khát khao, một đam mê
sôi sục. Lúc hai vợ chồng tôi bắt đầu xây dựng một hệ thống kinh doanh mới,
công ty sản xuất loại túi khóa velcro hoàn toàn tan rã.

SA THẢIVIỆC LÀM ĐANG ĐẾN GẦN

Vào năm 1983, tôi được mời đến nói chuyện trong một lớp học MBA ở Đại

học Hawaii. Tôi đã phát biểu quan điểm của mình về sự bảo đảm việc làm, và
dĩ nhiên họ không ưa thích chút nào những gì tôi nói hôm đó. “Trong vài năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.