thế còn tin tưởng những người Mỹ sẽ làm việc và trả nợ những tờ giấy nợ dưới
hình thức đồng đô-la làm ăn, thì cả thế giới vẫn còn tín nhiệm và coi trọng
đồng đô-la Mỹ. Nếu yếu tố chủ chốt của đồng tiền – lòng tin – đột nhiên không
còn nữa, cả nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ như đống giấy vụn... và đâu phải chỉ
một lần trong lịch sử thế giới, kinh tế toàn cầu đã chao đảo và suy sụp.
Lấy ví dụ đồng mác Đức trong thời kỳ chính phủ Weimar cầm quyền trở nên
hoàn toàn vô giá trị ngay trước Đại thế chiến thứ hai. Có một câu chuyện kể
rằng một phụ nữ đẩy một chiếc xe cút kít đầy ắp tiền chỉ đổi lấy một ổ bánh
mì. Khi bà tay quay lưng đi, một kẻ khác lấy mất chiếc xe cút kít của bà ta và
để hàng đống đồng mác tung tóe trên đường.
Đó là lý do tại sao mà đồng tiền ngày nay còn được gọi là tiền “giấy” (fiat
money), tức là tờ giấy bạc đó không đổi được một vật hữu hình nào đó như
vàng hay bạc. Tiền chỉ tồn tại một khi người dân có lòng tin vào sự quản lý tài
chánh của chính phủ trong việc bảo vệ giá trị của nó. Một định nghĩa khác của
chữ “fiat” còn là một “sắc lệnh độc tài do một người hay một nhóm người có
quyền ban hành”.
Ngày nay, phần lớn nên kinh tế toàn cầu đều dựa trên nợ và lòng tin. Một
khi tất cả chúng ta vẫn còn nắm tay nhau và không ai phá vỡ vòng tay ấy, mọi
thứ sẽ tốt đẹp. Riêng đối với tôi, chữ “tốt đẹp” ấy còn có nghĩa là một “trạng
thái cảm giác không an toàn cả về thần kinh lẫn cảm xúc”
“AINỢ CON” align="justify">Trả lại năm 1974 khi tôi đang học hỏi cách đầu tư
một căn nhà trị giá 56.000 đô, người bố giàu đã dạy tôi một bài học quan trọng
trong việc sắp xếp những khoản đầu tư.
“Ai nợ ai là tên của trò chơi con ạ”, người bố giàu nói. “Một kẻ nào đó vừa
đẩy nợ cho con. Điều đó chẳng khác nào đi ăn tối với 10 người bạn. Con đi vào
phòng vệ sinh một chút, và đến khi trở ra, 10 người bạn của con đã biến đâu
mất và để lại hóa đơn cho con thanh toán. Nếu con muốn chơi trò chơi đó, tốt
nhất con hãy nên tìm hiểu trò chơi trước, biết rõ luật chơi, sử dụng một thứ
ngôn ngữ và hiểu rõ những ai con sẽ chơi cùng. Nếu con không hiểu những
điều đó, thay vì con là người chơi, con sẽ trở thành mục tiêu của trò chơi đó
con ạ”.
ĐÓ CHỈLÀ MỘT CUỘCCHƠI
Lúc đầu tôi rất giận với những lời nói của người bố giàu... thế nhưng tôi đã
cố nhẫn nại để lắng nghe và để hiểu biết những gì Người muốn nói. Cuối cùng,
Người dùng một thí dụ giúp tôi nắm được vấn đề. “Con thích chơi bóng đá
chứ?”, Người hỏi.
Tôi gật đầu.
“Tiền bạc là trò chơi của ta”, người bố giàu nói. “Ta rất yêu thích trò chơi
đó”.