“Nhưng nhiều người không nghĩ tiền là trò chơi đâu bố à”, tôi nói.
“Đúng con ạ”, Người trả lời. “Đối với hầu hết mọi người, đó là sự sống còn
của họ. Tiền bạc là một trò chơi mà họ bị bắt buộc phải tham gia, và họ rất
ghét nó. Điều là một khi chúng ta càng văn minh chừng nào, thì tiền bạc càng
trở nên một phần không thể tách rời cuộc sống của chúng ta chừng nấy”.
Người bố giàu đã vẽ lại Kim tứ đồ cho tôi.
“Hãy coi tứ đồ đó chẳng khác gì sân quần vợt hay sân banh. Nếu con muốn
tham gia vào trò chơi tiền bạc, con sẽ muốn vào đội nào? Đội L, T, C hay Đ?
Hay con muốn chơi ở bên sân nào – sân bên trái hay bên phải?”
NẾU CON CHẤP NHẬN NỢVÀRỦIRO,
CON PHẢI ĐƯỢC TRẢ LẠI XỨNG ĐÁNG
“Tốt”, người bố giàu nói. “Và đó là lý do tại sao con không thể nào đi ra
ngoài đó chơi được nếu con cứ tin vào một kẻ bán hàng, tin việc con lỗ mỗi
tháng 150 đô trong 30 năm là một mối đầu tư hời bởi vì chính phủ sẽ cho con
giảm thuế vì mất tiền, và tin điều ông ta nói là giá địa ốc sẽ tăng. Con sẽ
không thể nào chơi được nếu con còn bám vào kiểu suy nghĩ như thế con ạ. Có
thể tất cả những điều ông ta nói là đúng, nhưng đó không phải là cách chơi của
những người ở phía bên phải tứ đồ. Một kẻ nào đó xúi con mắc nợ, chấp nhận
mọi rủi ro, và trả tiền cho hành động đó. Những người ở phía bên trái có thể
coi hành động đó là khôn ngoan, nhưng những người bên phải thì không hề
con ạ”.
Tôi khẽ rùng mình.
“Hãy coi cách lập luận của ta”, Người tiếp tục, “Con chấp nhận giá 56.000 đô
cho một căn hộ trên tầng cao. Con ký nợ. Con chấp nhận rủi ro. Kẻ thuê ở giá
thấ hơn mức thị trường. Điều đó có nghĩa là con đang chu cấp cho kẻ ấy vào ở
trong căn hộ con mua. Con thấy điều đó có hợp lý không?”
Tôi lắc đầu. “Không bố ạ”.
“Còn đây là cách ta chơi. Từ đây trở đi, nếu con muốn chấp nhận nợ và rủi
ro, con phải được trả lại xứng đáng. Hiểu chứ?”
Tôi gật đầu.
“Kiếm tiền phải là một chuyện hợp lô-gíc và dễ hiểu”, người bố giàu nói. “Nó