không phải như môn khoa học về tên lửa. Điều không may là khi đề cập đến
tiền bạc, tính hợp lý và dễ hiểu lại trở nên hiếm hoi. Một ngân hàng bảo anh
cứ việc vay nợ đi, chính phủ sẽ cho anh giảm thuế mà bản thân việc đó hoàn
toàn không có nghĩa gì về mặt kinh tế học cơ bản. Một người địa ốc xúi anh cứ
ký nợ đi bởi vì anh kiếm được một người trả tiền thuê nhà rẻ hơn tiền trả nợ
hàng tháng của anh, bởi vì anh ta nghĩ là giá bất động sản sẽ tăng lên vùn vụt.
Nếu những điều đó con thấy hợp lý, thế thì ta chẳng có gì để cùng chia sẻ với
con nữa cả”.
Tôi chỉ đứng lặng yên ở đó. Tôi nghe hết những gì Người nói, và tôi tự nhận
với chính mình là cảm xúc phấn khích về ảo giác một mối đầu tư hời đã quăng
hết mọi lý luận, suy nghĩ của tôi ra khỏi đầu. Tôi không thể phân tích lợi hại
của mối đầu tư ấy. Bởi vì mối ấy “trông có vẻ” hời, tôi đã để mình bị lôi tuột đi
bằng những cảm xúc tham lam và khích động, cho nên tôi không thể nào lắng
nghe những gì mà các con số hay từ ngữ muốn nói với tôi.
Người bố giàu sau đó đã dạy cho tôi một quy tắc quan trọng mà Người bao
giờ cũng dùng nói “Lời con kiếm được là lúc con mua... chứ không phải lúc con
bán”. width="24" align="justify">Người bố giàu luôn chắc chắn với những
khoản nợ hay rủi ro mà Người phải chấp nhận, phải có ý nghĩa nào đó vào lúc
Người quyết định mua, phải có ý nghĩa khi nền kinh tế đang xuống dốc hay đi
lên. Người không bao giờ đầu tư chỉ để lợi dụng những sơ hở trong luật thuế
hay dựa trên những tiên đoán mơ hồ về tương lai. Một khoản đầu tư phải luôn
có hời về mặt kinh tế cả trong lúc tốt và xấu.
Tôi bắt đầu hiểu được trò chơi tiền bạc mà Người đã nhìn thấy. Trò chơi tiền
bạc chính là thấy những người khác nợ mình và cẩn thận khi mình mắc nợ một
ai đó. Cho đến giờ này, tôi vẫn còn luôn nghe những lời Người nói, “Nếu con
chấp nhận nợ và rủi ro, con phải đảm bảo được trả lại xứng đáng”.
Người bố giàu cũng mắc nợ, nhưng Người rất cẩn thận khi phải chấp nhận
nó. “Hãy cẩn thận khi con nhận nợ con à”, Người khuyên tôi. “Nếu con đi vay
mượn cá nhân, đừng bao giờ mượn nhiều. Còn nếu con đi vay nhiều, hãy đảm
bảo có một kẻ khác sẽ trả nợ đó cho con”.
Người nhìn thấy cuộc chơi tiền bạc và nợ nần xảy ra với tất cả mọi người, với
anh và cả với tôi. Trò chơi diễn ra không ngừng trong mọi chuyện kinh doanh,
và trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Người coi đó chỉ là một trò chơi. Thế
nhưng với hầu hết mọi người, tiền bạc không phải là trò chơi. Nhiều người còn
coi tiền bạc là sự sống còn của chính mình, của cuộc đời mình. Và bởi vì không
có ai giải thích trò chơi đó với họ, họ đành phải tin lời các ngân hàng bảo căn
nhà của họ là tài sản.
SỰKHÁCNHAU QUAN TRỌNG
GIỮA THỰC TẾVÀÝKIẾN
Người bố giàu tiếp tục bài học. “Nếu con muốn thành công ở phía bên phải,