DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 99

khi đề cập đến tiền bạc, con phải biết được sự khác nhau giữa thực tế và ý kiến
chủ quan. Con không thể mù quáng tin theo những lời khuyên tài chánh của
những người ở phía bên trái tứ đồ. Con phải hiểu được những con số. Con phải
biết được thực tế như thế nào. Và những con số sẽ cho con biết được sự thực.
Sự tồn tại tài chánh của con phải dựa vào thực tế, chứ không phải những ý
kiến của người bạn này hay người bạn kia của con”.

“Con không hiểu. Tại sao sự khác nhau giữa một thực tế và một ý kiến lại

quan trọng đến thế?”, tôi hỏi. “Cái nào tốt hơn cái nào?”.

“Không có cái nào tốt hơn cả”, Người trả lời. “Con chỉ cần biết khi nào là sự

thực, khi nào là ý kiến chủ quan mà thôi”.

Tôi đứng yên không hiểu và hoàn toàn rối mù.
“Ngôi nhà của con trị giá bao nhiêu?” Người hỏi. Người hay dùng thí dụ để

giúp tôi hiểu rõ vấn đề.

“Con biết”, tôi mau mắn đáp. “Bố mẹ của con cứ nghĩ tới chuyện bán đi, nên

họ đã mời một chuyên viên địa ốc đến coi giá. Người ấy nói căn nhà của con trị
giá 36.000 đô. Có nghĩa là bố con lời được 16.000 đô bởi vì bố con chỉ trả có
20.000 đô cách đây 5 năm”.

“Thế thì theo con, định giá của người đó với tính toán của bố con là thực tế

hay chỉ là ý kiến chủ quan?”, Người hỏi.

Tôi suy nghĩ một hồi lâu và chợt hiểu ra điều Người muốn nói. “Cả hai đều là

ý kiến, có đúng không hở bố?”.

Người gật đầu. “Giỏi lắm. Hầu hết mọi người cứ vật lộn với tiền bạc bởi vì họ

suốt đời cứ dùng ý nghĩ của mình chứ không phải sự thực để quyết định một
vấn đề gì đó liên quan đến tiền bạc”. Đó là những ý tưởng như: “Ngôi nhà của
anh là tài sản”, “Bất động sản lúc nào cũng tăng giá”. “Đầu tư vào cổ phiếu của
những công ty lớn là tốt nhất”, “Phải có tiền mới làm ra tiền”, “Cổ phiếu luôn
có hời hơn địa ốc”, “Anh nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình”, “Anh
muốn làm giàu phải lươn lẹo”, “Đầu tư là rủi ro”, “Hãy chơi cho an toàn”.

Tôi ngồi xuống và lặng người suy nghĩ, nhận ra rằng phần lớn những gì tôi

nghe về tiền bạc ở nhà mình chỉ là những ý kiến của mọi người chứ không phải
là thực tế.

“Vàng có phải là tài sản không”, Người hỏi, cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.
“Vâng, dĩ nhiên rồi”, tôi trả lời. “Vàng mới là đồng tiền thực sự tồn tại với

thử thách của thời gian”.

“Đấy con lại bị bẫy nữa rồi”, Người mỉm cười. “Con chỉ lặp lại ý kiến của

người khác về tài sản mà không chịu xem xét sự thực”.

“Theo ta, vàng chỉ thực sự là tài sản khi con mua nó ở giá thấp hơn giá bán

ra”, Người chậm rãi giải thích. “Nói cách khác, nếu con mua vàng với giá 100
đô và bán ra giá 200 đô, thế thì vàng là tài sản. Nhưng nếu con mua một
lượng giá 200 đô và bán ra chỉ được 100 đô, trong giao dịch này vàng chỉ mang
lại nợ cho con. Chính những con số tiền bạc thực sự trong giao dịch mới nói lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.