DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 35

Không nghe lời thì bị phạt ». Người ta cho chúng tự-do đi đi lại lại để lấy đồ
chơi, được hỏi cô hay hỏi bạn, nhưng không được làm ồn. Nếu em nào
không giữ kỷ-luật, thì cô giáo nhắc nhở một cách nghiêm : « Em Bình, nói
nho nhỏ chứ » – « Em Đoan chơi rồi, phải sắp đồ chơi lại, cất vào chỗ cũ ;
làm ngay đi ».

Như vậy trẻ có cảm-giác được tự-do – mà chúng được tự-do thật –

nhưng tự-do đó là tự-do trong kỷ-luật, và kỷ-luật đó dựng trên sự hoạt động
và trật-tự.

Đối với trẻ em lớn hơn cũng vậy : hoàn toàn câu-thúc không được mà

hoàn toàn thả lỏng thì sự huấn-hỗ cùng không có kết quả.

Bác-sĩ Kurt Lewin đã thí-nghiệm với học sinh một trường thực-nghiệp,

trai và gái, mà ông chia ra làm ba bọn :

- Bọn thứ nhất bị điều khiển bằng uy-quyền : một người lớn ra lệnh cho

trẻ và trẻ phải làm đúng vì kỷ-luật rất nghiêm.

- Bọn thứ nhì được điều-khiển một cách « dân chủ ». Một người chỉ

huy chia công-việc, bảo trẻ cách làm, rồi để trẻ thực-hành, quyết định lấy,
giữ trật-tự lấy.

- Bọn thứ ba được hoàn-toàn tự-do. Nghĩa là không có người cầm đầu.

Trẻ muốn làm cách nào thì làm, muốn làm lúc nào tùy ý.

Sau bác sĩ thay đổi ba bọn đó và người chỉ-huy. Chẳng hạn cho bọn thứ

nhất được tự-do, bắt bọn thứ nhì phải theo kỷ-luật nghiêm-khắc, đưa người
chỉ huy bọn thứ nhì xuống chỉ-huy bọn thứ ba… ; như vậy để biết chắc rằng
kết-quả không chịu ảnh-hưởng của cá-tính người chỉ huy hoặc cá-tính các
học sinh.

Bác-sĩ thấy bọn thứ nhất mới đầu tiến rất nhanh, làm được nhiều việc

hơn hết, nhưng sau có chuyện bất bình và người ta phải đuổi vài trò ra khỏi
bọn. Khi vắng mặt người chỉ-huy thì lớp học thành một cái chợ.

Bọn « dân chủ » trái lại, mới đầu tiến hơi chậm, nhưng lần lần sức làm

việc tăng lên, hơn bọn trên. Chúng biết hợp tác với nhau, không có chuyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.