DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 43

mau, xuống cũng rất mau, đường thì lên xuống từ từ, đường thì lên một chút
rồi ngừng, rồi mới lên nữa… Và người ta kết luận rằng mỗi người có một lối
dùng sức, một lối làm việc.

Về tinh-thần cũng vậy, mỗi người cũng có một cách làm việc riêng :

người thì ưa suy nghĩ vào buổi sáng, kẻ thì buổi tối, người thì làm việc luôn
một hơi, kẻ thì làm một chút lại nghỉ.

Dù phương-pháp làm việc của ta có hợp lý đến mấy đi nữa, mà không

hợp với tính-tình, thể chất của trẻ, thì ta cũng không thể bắt nó theo ta được ;
mà càng can thiệp thì kết quả càng tai hại. Nhất là trong khi chúng chơi với
bạn, ta nên để chúng tự tổ chức lấy. Tất nhiên ta phải coi chừng nếu chúng
còn nhỏ, nhưng đừng tỏ thái-độ chỉ-huy mà làm mất hết hứng-thú của
chúng.

Không những vậy, cả trong việc học, thỉnh-thoảng ta cũng phải để cho

chúng xả hơi, được tự do làm gì thì làm. Ông André Berge trong cuốn La
liberté dans l’éducation
đã chép lại hai câu thơ sau nầy của một em nhỏ tám
tuổi :

« C’est notre cahier de brouillons
Nous y faisons tout ce que nous voulons ».

(Đây là tập bài nháp của chúng ta
Chúng ta muốn làm gì trong đó thì làm.)

Chính người lớn cũng muốn có một « tập bài nháp », khỏi phải trình

cho người trên coi, khỏi phải nhận những lời chê bai, chỉ trích, huống hồ là
trẻ em bị bó buộc suốt ngày.

Nhiều khi, chính vì được xả hơi trong một thời gian mà trẻ hóa ra dễ

bảo, biết tuân kỷ luật. Tại các tân học đường bên Pháp, người ta nhận thấy
nhiều em ở nhà bị bó buộc quá, hóa bướng bỉnh, khi mới tới trường được tự
do, vẽ luôn trong mấy tuần lễ, nào mèo, nào chó, nào xe hơi, tàu biển,
nguệch ngoạc đầy tập nầy tới tập khác, vẽ chán rồi mới bắt đầu học, và học
rất siêng năng tấn tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.