Một em ăn rau luôn trong nhiều bữa rồi thôi, ăn toàn bánh mì. Ít bữa
sau lại đổi ý, ăn toàn củ cải đỏ. Thành thử sau mỗi bữa em có dư chất bổ của
rau, hay bánh hay củ-cải đỏ, vì mỗi bữa em ăn mỗi món đó nhiều gấp bốn
người lớn. Nhưng em vẫn tiêu hóa được, không đau bụng, không ụa mửa,
không tháo dạ. Có bữa em uống gần hết một lít sữa, có bữa nhìn đến sữa là
quay mặt đi.
Một em khác, ăn xong một bữa bình-thường rồi, còn nuốt thêm được
sáu hột gà luộc nữa ! Lần khác em ăn được bốn trái chuối một lúc.
Một em nữa, ăn thịt bò theo cách dưới đây : mới đầu ăn một số bình-
thường, rồi mỗi bữa mỗi tăng, tới khi ăn gấp bốn số bình-thường ; em ngưng
lại ở mức đó trong nhiều ngày, sau cùng giảm lần-lần đi. Như vậy là cơ thể
em đòi hỏi chất bổ của thịt bò, đến khi có đủ rồi thì thôi.
Nhiều bác-sĩ khác làm lại thí nghiệm đó với các trẻ lớn hơn. Kết quả
đều như nhau. Đặc biệt nhất là một em bị chứng đẹn, chậm lớn, đòi uống
hoài dầu cá thu ; em đã tự tìm được thứ thuốc hiệu-nghiệm nhất để tự chữa
bệnh. Một điều đáng ghi nữa là em nào cũng thích bữa ăn, vui-vẻ, khỏe
mạnh, suốt trong sáu tháng thí-nghiệm. Chúng phát triển rất điều-hòa, tập
được thói tự ăn lấy, và dạy cho ta được nhiều bài học.
Bài học thứ nhất là trẻ khôn hơn ta trong sự lựa món ăn cần thiết, vì chỉ
có cơ-thể chúng mới biết được thiếu những chất nào, dư những chất nào.
Bài học thứ nhì là đừng lo sợ gì cả khi thấy chúng chỉ ăn toàn một món
trong nhiều bữa. Nếu chúng thích cá thì cứ cho chúng ăn cá. Nhiều vị bác
học bảo một đứa trẻ nặng bao nhiêu kí-lô thì mỗi ngày cần phải ăn bấy nhiêu
chất bổ nầy, bấy nhiêu chất bổ nọ ; nhưng người ta quên rằng cả triệu năm
trước, tổ tiên ta chỉ ăn uống theo bản năng, chứ có theo khoa-học đâu. Mà
loài vật cũng vậy. Mỗi loài sâu biết tự kiếm lấy thứ lá thích-hợp với nó : tầm
chỉ ăn lá dâu, mà sâu mặt nưa chỉ ăn lá cây mặt nưa. Chim cũng vậy, mà bò,
dê, ngựa… cũng vậy. Đã đành biết được những chất cần cho cơ-thể vẫn là
điều có ích, vì nhờ đó ta có thể tìm những món bổ ích để trẻ lựa ; nhưng ta