DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 84

trong phòng tối. Ba nó bảo hễ bắt chong đèn nữa thì không mua đồ chơi cho
nó nữa. Má đừng làm vậy với con, má nhé ? ».

Má nó tinh ý, nắm lấy cơ hội, đáp : « Ừ, ba thằng Bình nghĩ như vậy

cũng phải. Má cũng đã có ý ấy ; nhưng má không triệt hết đồ chơi của con,
chỉ triệt một nửa thôi, chẳng hạn chiếc xe máy ba bánh, đợi khi nào con bỏ
tật chong đèn đêm rồi mới cho ».

Đứa nhỏ miệng thì năn-nỉ mà trong lòng thì mừng rơn chịu cho má nó

tắt đèn đêm ngay từ hôm đó. Nó đã hết sợ từ lâu, nhưng vì thói quen, cứ bắt
chong đèn ; nó cũng muốn bỏ tật đó nhưng còn do dự, không muốn nói
thẳng ra, nên gợi ý cho má nó và má nó đã hiểu.

Một điều nữa đáng cho ta để ý là trẻ từ một đến bảy tuổi rất sợ ba má –

nhất là má – ra đi mà không về. Ông Gilbert Robin kể chuyện một em nọ
tám tuổi thỉnh-thoảng lại nổi cơn kinh-khủng, từ khi em nghe thấy trong một
cuộc gây lộn, ba bảo má : « Tao sẽ bỏ mẹ con bay, không để lại cho một
đồng nào nữa, xem lấy gì mà ăn ».

4. Truyện rùng rợn

Ông Pierre Félix Thomas và bác sĩ Gilbert Robin đều khuyên nên kể

những truyện rùng-rợn cho trẻ nghe như truyện Con ma râu-xanh, truyện
Con bé quàng khăn đỏ… Về lý thuyết thì phải, nhưng ai cũng nhận thấy
rằng trẻ rất ưa những truyện đó và nhà tâm lý nào cũng bảo những cảm giác
rờn-rợn gây một thú đặc biệt cho trẻ và cả cho người lớn nữa. Loài người bất
cứ tuổi nào và thời nào đều tìm những cảm giác ấy. Vậy thì theo tôi, những
chuyện hơi rùng-rợn vị tất đã có hại cho trẻ.

5. Cha mẹ không phải là ông kẹ

Những nỗi sợ trên, tránh cho trẻ được vẫn là hơn, nhưng không quan-

trọng mấy, ta không cần chú ý tới quá. Điều tai hại nhất là trẻ sợ cha mẹ. Khi
chúng sợ như sợ cọp thì dù ta có thiện chí dạy dỗ chúng tới mấy, cũng là vô-
ích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.