DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 97

- Từ bảy tuổi trở đi chúng ít nói dối hơn vì thấy rằng nói dối, gian-trá là

xấu : ghét những bạn không ngay thẳng và có cơ hội thì méc liền.

Vậy dưới năm tuổi, nếu trẻ không nói đúng sự thực là tại chúng chưa

phân-biệt được sự thực và sự tưởng-tượng, cho nên ta không thể bảo chúng
là nói dối được. Từ sáu bảy tuổi trở đi, chúng mới chịu trách-nhiệm về
những lời nói của chúng. Tánh nói dối cũng thay đổi tùy theo sự phát triển
của cơ thể : ta nghiệm thấy sáu tuổi là tuổi khó chịu, bướng-bỉnh nhất, thì
cũng là tuổi hay nói dối nhất, nhưng lớn lên chút nữa trẻ trở lại ngoan-
ngoan. Hiểu được luật chung đó thì trong khi dạy trẻ ta bớt bi quan được
nhiều.

3. Trẻ vô tình nói sai sự thực

Điều quan-trọng nhất là phải phân-biệt hai trường-hợp : một là vô tình

nói sai sự thực hai là cố ý nói sai sự thực. Chỉ trường-hợp sau mới nên gọi là
nói dối.

Không riêng gì trẻ, cả người lớn cũng thường vô tình nói sai sự thực.

Chúng ta chẳng thường thấy những người đạo mạo kể những chuyện mà họ
không chịu kiểm-soát xem có đúng với ký ức không đấy ư ? Biết bao ông
giáo khoe với học trò, biết bao cha mẹ khoe với con rằng hồi nhỏ mình rất
siêng, rất giỏi nhưng nếu họ nhớ lại kỹ tuổi thơ của họ, hoặc được coi lại
những bài vở, số điểm của họ thì sẽ thấy mười điều họ nói có lẽ không đúng
được năm. Lại có người khoe hồi nhỏ làm biếng – tất nhiên làm biếng mà
học vẫn giỏi – mà quên hẳn những đêm gần kỳ thi phải cắm cổ học, tới
mười hai giờ khuya và mới lờ mờ sáng, thức dậy đã vớ ngay cuốn sách đặt ở
đầu giường để « tụng » rồi. Họ không đáng trách vì họ tin tất cả những lời
của họ. Họ chủ quan, chỉ có thể thôi ; họ phát biểu những ước vọng của họ
mà tưởng đó là sự thực.

Ở trẻ, sự vô tình nói sai sự thực xảy ra hằng ngày và có nhiều nguyên

nhân hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.