ĐÂY KHOẢNG SAO TRỜI, KIA KHOẢNG BIỂN - Trang 272

Tôi vừa định tìm hiểu Khai Nguyên năm thứ tám là công nguyên năm

nào, thì Ngô Cứ Lam đã đến phía sau tôi, nói: “Khai Nguyên năm thứ tám,
là Công nguyên năm 720.”

Năm Ngô Cứ Lam đến Trường An, đúng là Đại Đường đang thịnh thế.

“Trường An đại đạo liên hiệp tà, thanh ngưu bạch mã thất hương xa.

Ngọc liễn túng hoành quá chủ đệ, kim tiên lạc dịch hướng hầu gia.”

(10.5)

(10.5) Lư Chiếu Lân (663-689) tên chữ Thăng Chi, hiệu U Ưu tử, người

Phạm Dương, U Châu (nay thuộc huyện Trác, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Ông là một trong bốn nhà thơ nổi danh thời Sơ Đường (Bao gồm Dương
Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột). Hai câu thơ trên
trích trong bài “Trường An Cổ Ý” (Trường An cổ kính).

Dịch thơ:

“Trường An đường lớn khúc quanh co, thất hương ngang tàng phi bạch

mã.

Liễn ngọc tung hoành qua phủ đệ, roi vàng quất xuống hướng Hầu gia.”

(Thất Hương là một loại xe ngựa dành cho bậc vua chúa đời Đường)

Năm đó, Vương Duy 19 tuổi, đúng là độ tuổi thơ rượu cùng hợp xướng

“Tương phùng ý khí vi quân ẩm, hệ mã cao lâu thùy liễu biên” (10.6)

(10.6) Hai câu cuối trong bài “Thiếu niên hành kỳ 1” (Khúc ca tuổi trẻ kỳ

1) của Vương Duy

Dịch Thơ: “Tương phùng tri kỷ men rượu ấm, lầu cao buộc ngựa gốc liễu

biên.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.