3. Luôn sẵn sàng cho các cuộc gặp.
Đây không phải là vấn đề rộng rãi với giới truyền thông. Vì đây là cuộc
khủng hoảng và nó vượt quá tầm kiểm soát của bạn nên dù thế nào họ cũng
sẽ đưa tin về nó. Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm các nguồn tin. Bạn cần là nguồn tin
chủ yếu của họ.
Nếu bạn phải đối phó với cuộc khủng hoảng lớn đang xảy ra, hãy gọi cho
nhà báo có ảnh hưởng nhất mà bạn biết. Hãy trung thực. Kể câu chuyện
không chỉ theo quan điểm của bạn. Kể câu chuyện trọn vẹn. Kể những điều
bạn biết và những điều bạn chưa biết. Huy động các nhân viên của bạn gọi
điện tới các nhà báo mà họ/bạn biết. Cung cấp số điện thoại nhà riêng của
bạn cho các nhà báo.
Đừng phủ nhận. Đừng giải thích. Ưu tiên lúc này là biến bạn thành
nguồn tin chủ yếu cung cấp các dữ kiện về tình hình.
Tất cả mọi người liên quan, kể cả bạn đều phải cung cấp thông tin. Đừng
để nhà báo phải lấy dữ kiện từ những người cung cấp thông tin tiêu cực.
Đừng cố cung cấp thông tin tích cực về tình hình vì nếu bạn làm như vậy,
họ sẽ tìm kiếm thông tin tiêu cực để tạo ra sự cân bằng.
Bạn đã làm xong tất cả những điều đó chưa? Giờ hãy tìm hiểu tất cả
những gì bạn có thể biết về cuộc khủng hoảng. Thiết lập các kênh thông tin
để, trước hết, bạn có thể biết mọi việc ngay khi chúng xảy ra và thứ hai,
bạn có thể cập nhật thông tin cho nhà báo thường xuyên nhất ở mức có thể.
Trong thời gian còn lại bạn có, hãy soạn các báo cáo về, ví dụ, tình trạng
của bộ phận bị hỏng, thành phần hóa học của sản phẩm gây ngộ độc cho
khách hàng của bạn, các bản đồ khu nhà máy bị nổ… Mục tiêu là để cung
cấp thông tin lấp đầy các trang chuyên đề. Khi các tờ báo lên kế hoạch cho
các bài viết trên trang 3, 4, 5, 6, 7 và trang Bình luận, bạn cần là nguồn tin
chủ yếu của họ.
Truyền hình sẽ cần một số hình ảnh. Hãy cung cấp cho họ. Hãy cử ngay
một số giáo sư có uy tín hoặc những nhà khoa học, những người có thể giải
thích rõ ràng những việc đã xảy ra. Đưa nhóm phóng viên truyền hình tới