Việc có ý định công bố một câu chuyện phản lại trong khủng hoảng là rất
hấp dẫn nhưng nguy hiểm. Nhà máy hóa chất của bạn có thể đang xả khí
độc vào không khí nhưng ít nhất phòng thí nghiệm nhiên liệu sạch của bạn
đã đưa ra ý tưởng xe hơi chạy bằng hơi nước. Quỹ cổ đông có thể hoạt
động không hiệu quả nhưng ít nhất quỹ trái phiếu đang hoạt động tốt.
Thủ thuật này gần như luôn luôn mang lại kết quả xấu. Nó biến thành
một dạng giấu giếm. Đừng làm việc này. Bạn có thể tiếp tục với lịch trình
lập sẵn các thông cáo báo chí nếu bạn phải làm như vậy (một số câu chuyện
không mang lại hiệu quả gì sau khủng hoảng) nhưng việc tìm cách làm cho
mọi người nhìn theo hướng khác không nên nằm trong chiến lược quản lý
khủng hoảng của bạn.
Nếu một cuộc khủng hoảng lớn hơn làm chệch hướng chú ý khỏi cuộc
khủng hoảng của bạn, bạn cũng đừng thay đổi chiến lược quản lý khủng
hoảng. Áp lực có thể không còn nhưng bạn vẫn không thể nghỉ ngơi. Nếu
bạn được hỏi về một cuộc khủng hoảng khác, hãy bày tỏ sự thông cảm nếu
việc thể hiện sự ủng hộ là phù hợp nhưng hãy tỉnh táo. Và hãy nhớ điều
này:
Không có cuộc cạnh tranh nào trong quản lý khủng hoảng. (Xem dưới
đây.)
Đừng nghĩ đến việc công bố tin xấu khi một cuộc khủng hoảng quốc gia
(quốc tế) lớn xảy ra vì cho rằng cuộc khủng hoảng đó có thể khiến mọi
người không còn chú ý đến công ty của bạn. Khi thảm họa ngày 11 tháng 9
xảy ra ở Mỹ, một công chức trẻ đã đề xuất với văn phòng chính phủ Anh
rằng đây có thể là “thời điểm tốt để chôn vùi những tin xấu.” Phần lớn tin
tức về đề xuất tệ hại này nêu tên những tổ chức thực sự đã công bố tin xấu
sau ngày 11 tháng 9 dù là có chủ ý hay bởi vì tin tức (các kết quả…) phải
được công bố vì những lý do pháp lý.
Khủng hoảng của đối thủ cạnh tranh