đầu chuyển động theo hình xoắn ốc, bay cao dần, cao dần và biến
mất.
Bạn nghĩ vật ấy là gì? Liệu có phải đó chỉ là một ảo ảnh thị giác?
Hay đó là UFO - vật thể bay không xác định? Vấn đề là chúng tôi
không chắc mình đã trông thấy như thế. Nhưng chắc chắn bạn sẽ
cố tìm cách trả lời. Giải thích của người khác không thỏa mãn
những gì bạn nghĩ. Vậy là bạn tìm cách lý giải điều này. Cuối
cùng, bạn liệt nó vào danh sách “UFO”. Hẳn bạn đã phải rất cố
gắng suy nghĩ để giải thích cho những điều phi lý, để hiểu xem
thực tế là gì nhưng cuối cùng vẫn không khớp với những gì bạn
đã biết. Rõ ràng bạn đã động não khi nỗ lực giải thích sự việc.
Và trẻ con sơ sinh cũng thế. Thế giới này hoàn toàn mới mẻ với
trẻ nên trẻ không ngừng giải thích, diễn dịch. Trẻ con vốn tò mò,
khám phá và luôn tìm cách để hiểu, nắm bắt thế giới xung quanh.
Bạn không cần khơi gợi lòng ham thích học hỏi, tìm hiểu ở trẻ.
Trẻ con lúc nào cũng bỏ đồ vật vào miệng, không phải là vì món
đó ngon mà đó là cách trẻ khám phá xem vật đó làm bằng cái gì.
Trẻ cũng không ngừng đánh rơi muỗng xuống sàn nhà, chẳng
phải để người lớn tập thể dục liên tục khi cứ phải cúi xuống nhặt
lên mà để xem xem có phải lúc nào cái muỗng cũng rơi xuống hay
không, tốc độ rơi có đều nhau không, làm thế nào cho cái muỗng
rơi nhanh hơn? Đó là lúc trẻ đang khám phá các nguyên tắc của
trọng lực và vận tốc.
Jean Piaget - học giả nổi tiếng người Thụy Sĩ, người có nhiều ảnh
hưởng đến bộ môn tâm lý học phát triển - chỉ cho chúng ta thấy
rằng, những sai lầm trẻ con phạm phải còn có nhiều ý nghĩa hơn
những câu trả lời đúng trong bài trắc nghiệm IQ. Suy cho cùng thì
có đôi lúc trẻ con đúng - nhưng thực ra đó chỉ là lặp lại như con
vẹt những gì trẻ đã được nghe. Chỉ khi nào trẻ nói cho bạn biết
chúng nghĩ gì về vấn đề, bạn sẽ biết liệu trẻ có thật sự hiểu sự việc
hay không.
Ông định nghĩa sự thông minh là một dạng thích nghi với môi
trường xung quanh. Để biết cách trẻ con suy nghĩ như thế nào,
ông đã quan sát ba đứa con của mình cùng hàng trăm đứa trẻ
khác. Những gì ông thu được thật đáng ngạc nhiên. Tự trẻ con
127