chuyện gì sẽ xảy ra.
Học giả Piaget phát hiện ra rằng từ khi sinh ra, trẻ đã sẵn có
những cách riêng để phát triển, phù hợp với sự phát triển của não
bộ và cơ thể. Hãy thử đọc cho bé nghe một câu chuyện về con thỏ,
bé sẽ không quên một chi tiết nhỏ nào. Học theo ngữ cảnh chính
là cách học tuyệt vời nhất với trẻ!
TIẾN TRÌNH HỌC HỎÌ: TỪ CÁÌ LÚC LẮC ĐẾN VẬT LÝ HỌC
Học giả Piaget là thiên tài trong việc khám phá tiến trình học hỏi
theo ngữ cảnh ở trẻ nhỏ. Dù rất ít người có được khả năng quan
sát phi thường như ông nhưng chúng ta vẫn có thể học cách nhìn
vào thế giới của trẻ qua lăng kính hoàn toàn mới và phong phú
hơn. Chúng ta hãy quan sát bé Alice 3 tuổi. Nếu quan sát kỹ, bạn
sẽ thấy cách bé khám phá cơ thể của mình chẳng khác gì một nhà
khoa học nhí.
Trước tiên, bé vô tình đút ngón tay cái vào miệng. Nhưng bé
không biết làm thế nào để thực hiện lại điều đó. Bé vẫy tay lung
tung và sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng cũng đút được ngón tay
vào miệng lần nữa. Dần dà, bé sẽ học được cách chủ động thực
hiện điều này.
Piaget gọi đây là những phản ứng xoay tròn trong giai đoạn vận-
động-cảm-giác của trẻ thơ. Sở dĩ giai đoạn này có tên gọi như vậy
vì nó liên quan đến năm giác quan và cơ thể. Những phản ứng
xoay tròn là những nỗ lực của trẻ nhằm lặp lại điều mình thích.
Đây chính là những viên gạch nền cho trí thông minh. Chúng bắt
đầu từ chính cơ thể của đứa trẻ và mở rộng ra những sự việc khác
trong thế giới xung quanh. Một khi đã biết cách điều khiển chính
mình theo ý muốn, trẻ sẽ bắt đầu lưu ý đến những điều thú vị
xung quanh. Trong giai đoạn từ 4 đến 10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu
tạo những “phản ứng xoay tròn thứ hai”. Đó chính là những hành
động lặp đi lặp lại có liên quan đến việc tạo ra những sự kiện mà
trẻ quan sát thấy bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như đu đưa cái nôi
bằng cách đá chân.
Những gì trẻ làm tiếp theo sẽ khiến bố mẹ thật sự nổi cáu. Đó là
“phản ứng xoay tròn thứ ba”, xảy ra khi trẻ được 10 đến 18 tháng
và mỗi lần lại thêm một chút khác biệt. Trong giai đoạn này, nếu
129