thành phố đã hủy bỏ toàn bộ các hoạt động thể thao, bài tập về
nhà, các lớp học thêm, kể cả những buổi học giáo lý để các bậc
phụ huynh và con cái được ở nhà trọn vẹn một buổi tối! Và tất cả
chỉ cần có thế thôi!
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHẠY ĐUA TẠO RA NHỮNG ĐỨA TRẺ
HOÀN HẢO
Để hiểu được vì sao lại xảy ra cuộc chạy đua tạo ra những đứa trẻ
thông minh, chúng ta cần điểm lại lịch sử các quan niệm nuôi dạy
con trẻ.
Cho đến đầu thế kỷ 19, hầu như chẳng ai hiểu biết và xem tuổi
thơ là một giai đoạn tách biệt với tuổi trưởng thành. Trong thực
tế, những ấn phẩm để lại từ thời đó cho thấy trẻ em lúc bấy giờ ăn
mặc hoàn toàn giống một người lớn thu nhỏ. Những tác phẩm
của nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau
2
đã làm thay
đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta về tuổi thơ. Trong tác
phẩm Émile hay là về giáo dục
3
kinh điển, ông viết: “Tuổi thơ có
cái nhìn, suy nghĩ và cảm nhận riêng. Không còn gì khờ dại hơn
việc cố tìm cách gán ghép suy nghĩ của chúng ta cho trẻ thơ”.
Quan điểm này cộng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang công nghiệp đã dẫn đến việc xã hội hóa giáo dục rộng
rãi như một nỗ lực chuẩn bị hành trang cho giới trẻ bước vào thế
giới nghề nghiệp.
Khi ngành tâm lý học trẻ em ra đời vào cuối thế kỷ 19, mọi người
bắt đầu quan tâm việc nghiên cứu và phát triển tâm lý trẻ em.
Những năm 1940 đánh dấu sự xuất hiện ồ ạt các phóng sự khoa
học chuyên vào đề tài nghiên cứu thế giới trẻ em. Trong tác phẩm
“Baby and Child Care” (tạm dịch: Trẻ con và việc chăm sóc trẻ)
được xuất bản vào năm 1946, giáo sư Benịamin Spock đã sử dụng
con mắt chuyên môn và cảm nhận nhạy bén của mình để cung
cấp cho các bậc phụ huynh một kế hoạch chi tiết về giáo dục con
trẻ. Và ngành tư vấn giáo dục cũng ra đời từ đó.
Sau Thế chiến thứ II, từ nhà máy trở về với gia đình, những người
mẹ bắt đầu cảm thấy việc nuôi dạy con đòi hỏi nhiều kiến thức,
kỹ năng. Phụ huynh bắt đầu trông cậy vào những chuyên gia
nghiên cứu về phát triển trẻ em. Trong một hội nghị về trẻ em tại
12