đàn ông trên mình đầy những hình xăm. Cô bé vừa cười lớn vừa
nói lanh lảnh: “Ô, mẹ ơi. Chú này dán tem Jimbo đầy người”. Bé
Mikayla đã vừa làm một phép suy luận. Dựa trên kinh nghiệm
bản thân, cô bé kết luận rằng những hình xăm trên người đàn ông
đó chính là tem Jimbo. Vì chưa bao giờ trông thấy người đàn ông
đó trước đây cũng như chưa từng thấy hình xăm, cô bé đã khái
quát hóa, hay nói cách khác, bé đã mở rộng kiến thức cá nhân ra
một phạm trù mới. Ví dụ ấy cho thấy sự suy luận ở trẻ.
Trẻ con không chỉ đơn giản là quan sát thế giới xung quanh, mà
chúng còn học hỏi được không ít từ quá trình ấy. Trẻ còn biết
phân loại những gì đã biết thành từng nhóm khác nhau và lấy đó
làm cơ sở tham chiếu khi gặp tình huống mới. Đây cũng chính là
chức năng quan trọng nhất của “khái niệm”. Ví dụ, hãy nghĩ đến
khái niệm “động vật”. Nếu tôi chỉ nói với bạn rằng, cá thu là loài
động vật - mà không hề cho bạn tham khảo thêm hình ảnh hay
chi tiết gì khác, bạn sẽ lập tức nghĩ đến những điều sau:
• Nó thở
• Nó sinh sản
• Nó biết tự di chuyển
• Nó ăn vào và thải ra chất bã
Tất cả thông tin này tự động xuất hiện trong đầu bạn một khi bạn
đã hiểu đôi điều về động vật nói chung. Chính vì sự giới hạn trong
quan sát về thế giới xung quanh, những thông tin tham chiếu
trên chính là các ý niệm khái quát mà chúng ta có được từ một
khái niệm nào đó. Vậy đến độ tuổi nào trẻ mới biết cách vận dụng
những thông tin tham chiếu đó về thế giới xung quanh? Đến khi
nào trẻ mới biết động vật, xe cộ và các đồ vật trong nhà là những
vật thể khác nhau với những khả năng khác nhau? Và làm thế
nào phụ huynh biết được điều này nếu trẻ chưa đến tuổi biết nói?
Giáo sư Jean Mandler của Đại học California ở San Diego và giáo
sư Laraine McDonough của Đại học Brooklyn ở New York đã nghĩ
ra một cách tuyệt vời để tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về các vật
thể.
Họ đưa cho các bé xem những vật thể thu nhỏ (mô hình thu nhỏ
134