một giải pháp duy nhất. Khả năng giải quyết một vấn đề đơn
chiều thường liên hệ chặt chẽ với thành tích học tập của trẻ trong
lớp hoặc ở các kỳ thi trí tuệ vốn chỉ có những đáp án cố định.
Ngược lại, vấn đề đa chiều có thể có nhiều giải pháp khác nhau,
như khi bạn chơi với các khối hình. Từ những khối hình cơ bản
ban đầu, bạn có thể xây nên nhiều công trình khác nhau. Giải
quyết vấn đề đa chiều đòi hỏi bạn cần có khả năng sáng tạo cao
hơn vì chẳng có câu trả lời nào là đúng cả. Các nhà khoa học đã
thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của đồ chơi
lên khả năng giải quyết vấn đề đa chiều của trẻ, tức là những vấn
đề đòi hỏi phải suy nghĩ vượt ra giới hạn thông thường. Hãy xem
hai bé Amala và Michael tham gia một trong các thí nghiệm này
như thế nào.
Bé Amala đáng yêu mới chỉ 3 tuổi rưỡi nhưng trông già dặn hơn
hẳn các bạn cùng lứa. Còn Michael là một cậu bé chắc nịch và
luôn hăng hái với bất kỳ việc gì em làm.
Người ta đưa cho bé Amala và các bạn trong nhóm những đồ chơi
đơn chiều như là trò chơi ghép hình, vốn chỉ có duy nhất một đáp
án đúng. Trong khi đó, nhóm của Michael được giao cho những
món đồ chơi đa chiều, ví dụ như các khối hình vốn có thể tạo ra
nhiều công trình. Hai bé đều chơi rất vui với các bạn và những
món đồ chơi đó.
Sau đó, người ta tiến hành kiểm tra bằng cách đưa ra cho hai
nhóm một số vấn đề đa chiều cần giải quyết mà ta thường gặp
trong cuộc sống. Ví dụ, cả hai nhóm đều có nhiệm vụ phải xây
một ngôi làng với 45 mẩu đồ chơi. Các nhà nghiên cứu quan sát
kỹ từng nhóm để xem các em làm gì, đếm số lượng công trình mà
trẻ xây được và những tên gọi độc đáo mà trẻ dùng để gọi các
công trình đó.
Nhóm của bé Michael xây được nhiều công trình và đặt được
nhiều tên gọi hơn. Các em miệt mài với nhiệm vụ được giao và
quyết không bỏ cuộc. Nhóm này không ngại thử và phạm sai lầm.
Trong khi đó, nhóm của Amala lại hành động khác hẳn. Do đã
chơi với trò ráp hình vốn chỉ có một đáp án duy nhất, các em bị bế
tắc và cứ làm đi làm lại hoài một điều mà không tài nào giải quyết
213