lần đến khi em phát chán. Một người có nhiệm vụ quan sát Carla
sẽ nhấn nút kết nối với máy tính để ghi lại quãng thời gian em
nhìn món đồ đó. Khi thời gian này giảm xuống đến mức nhất
định, người ta sẽ cho Carla xem một món đồ mới. Nếu có thể phân
biệt được giữa món đồ cũ và món đồ mới, em sẽ lại bắt đầu quan
sát món đồ. Nếu không, em sẽ tỏ vẻ chán nản.
Đến đây, hẳn bạn sẽ hỏi người ta đã cho Carla xem vật gì để đánh
giá liệu cô bé hiểu biết về con số thật sự hay chỉ là lượng vật nhiều
hay ít? Họ đưa cho cô bé xem hai hình vuông cỡ trung, đặt trên
một tấm bảng. Và trong quá trình kiểm tra, người ta không
ngừng dịch chuyển vị trí của chúng quanh tấm bảng. Ban đầu,
Carla thích thú nhìn theo những hình vuông đó một lúc lâu. Dần
dần, cô bé bắt đầu lơ là, như muốn nói: “Đủ rồi đấy, cháu nhìn rõ
rồi!”. Câu hỏi ở đây là, Carla đã trông thấy những gì? Một trong
những cách để giải đáp là cho cô bé nhìn hai hình vuông khác
nhưng to hơn (cùng một số lượng nhưng kích cỡ lớn hơn) hoặc ba
hình vuông nhỏ hơn (khác về số lượng và kích cỡ nhỏ hơn). Nếu
con số là điều quan trọng hơn với Carla, hẳn cô bé sẽ nhìn ba hình
vuông nhỏ lâu hơn do nhận biết sự khác biệt về lượng. Ngược lại,
Carla sẽ nhìn hai hình vuông lớn lâu hơn nếu quan tâm đến kích
cỡ của vật nhiều hơn - trẻ con thường chú ý nhiều đến những vật
thể to hơn.
Kết quả là cô bé đã quan tâm đến hai hình vuông lớn nhiều hơn.
Bé nhìn thật lâu vào hai hình vuông lớn trong khi chẳng mấy
quan tâm đến ba hình vuông nhỏ. Dường như Carla chú ý đến
kích thước to nhỏ của vật hơn là số lượng vật.
Chúng ta rút ra điều gì từ kết quả trên? Một là, trẻ chỉ có thể nhận
biết về lượng to hay nhỏ của vật chứ không thật sự quan tâm đến
số lượng của vật. Song, đây lại là một kỹ năng quan trọng của trẻ.
Có thể tất cả mọi trẻ sơ sinh đều nắm được khái niệm hơn, kém.
Một số người cho rằng khả năng hiểu biết cơ bản về số lượng được
kiểm soát bởi não bộ và cũng tương tự như bản năng tìm kiếm
thức ăn mà cả loài người và loài vật đều có. Có lẽ chúng ta cần
thêm thông tin về vấn đề này. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp
trong thực tế, trẻ sơ sinh không thể làm tính cộng hay trừ như
người lớn, thậm chí cả ở trẻ đã đi mẫu giáo.
48