Chúng thể hiện trong lời nói của trẻ. Tiến trình phát triển này
diễn ra rất rõ nét. Có quá nhiều thứ để nói trong khi vốn ngôn từ
ít ỏi nên đôi khi trẻ nói lắp. Song, bạn không cần lo lắng gì vì đây
không phải là khiếm khuyết thật sự mà chỉ là do cái đầu suy nghĩ
nhanh hơn miệng nói mà thôi. Tật nói lắp thật sự là hiện tượng
rất đặc biệt. Những người mắc tật nói lắp thật sự sẽ nói lắp ở
nhiều phần của cùng một câu chứ không chỉ phần mở đầu câu.
Hầu hết người mắc tật nói lắp là nam giới và do di truyền.
Đến đây, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế. Có đôi
lúc, bé sẽ sử dụng từ và đặt câu một cách kỳ quặc. Tuy nhiên, điều
này không có gì bất ổn với trẻ, thậm chí còn cho thấy trẻ rất sáng
dạ nữa. Chẳng hạn, trẻ sử dụng sai một từ hay một kết cấu nào đó,
đơn giản là do trẻ nghĩ mình vừa khám phá một quy luật ngôn
ngữ mới, do vậy bé rất “nhiệt tình” áp dụng “khám phá” đó của
mình vào thực tế. Vì thế, bạn đừng lo lắng quá mức! Mọi thứ rồi sẽ
dần ổn! Đây là cả một quá trình thú vị khiến nhiều nhà nghiên
cứu dày công theo dõi suốt nhiều năm. Và với những “thành quả”
của sự sáng tạo ngây ngô đó, lẽ ra bạn nên khen ngợi bé mới phải.
Bạn thấy đấy, cha mẹ không hề có nhiệm vụ làm gia sư ngôn ngữ
theo kiểu 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần cho con. Trẻ sẽ tự
khám phá và học lấy phần lớn những bài học ngôn ngữ từ cuộc
sống thường ngày.
TỪ 4 TUỔI: VẬN DỤNG NGÔN NGỮ VÀO TÌNH HUỐNG XÃ HỘI
Sau khi nắm vững hệ thống âm thanh, biết nghĩa nhiều từ và
khám phá được cấu trúc câu, trẻ 3-4 tuổi bắt đầu chú ý cách vận
dụng ngôn ngữ trong những tình huống xã hội. Chúng tôi gọi đó
là “áp dụng thực tiễn”, tức là phân biệt khi nào thì phải nói những
gì và nói thế nào, tùy thuộc vào đối tượng người nghe. Tại Mỹ,
người ta dạy trẻ cách sử dụng đúng ngôn ngữ từ khi còn rất nhỏ.
Ngay cả những trẻ chưa nói được nhưng đã biết đi chơi lễ
Halloween cũng bị người lớn dạy phải nói những từ tối thiểu như:
“Vui lòng”, “Cảm ơn !”… Hoặc khi trẻ nói: “Uống nữa” để xin thêm
sữa, bố mẹ thường dạy trẻ nói thêm từ: “ạ” cho lễ phép. Biết dùng
đúng từ và đúng lúc cũng quan trọng không kém việc biết ghép
các câu.
80