Chính Daragane cũng chẳng rõ. Ông hỏi chỉ đơn giản để cho có
chuyện mà nói thôi. Thế mà người đàn Ông kia lại nổi nóng... Ông muốn
đứng lên rồi bảo: “Ừm, chúc ông may mắn...” và trước khi bước qua cánh
cửa lắp kính ở sân hiên, chắc ông sẽ mỉm cười với ông ta và đưa tay vẫy
chào, như trên bến ke sân ga. Nhưng ông kìm lại. Cần phải kiên nhẫn. Có lẽ
ông ta biết điều gì đó về Annie Astrand.
“Ông từng khuyên tôi đôi điều về việc đọc...Ông còn nhớ không?”
Ông gắng lấy giọng cảm động. Mà quả vậy, suy cho cùng, chính cái
bóng ma kia từng tặng cho ông, hồi ông còn nhỏ, cuốn Truyện ngụ ngôn
của La Fontaine thuộc xê ri sách kinh điển có bìa xanh nhạt của Hachette.
Và một thời gian sau, cũng chính người đàn ông này khuyên ông khi nào
lớn thì nên đọc Fabrizio Lupo.
“Rõ là anh nhớ rất nhiều điều...”
Giọng nói đã dịu lại, và Perrin de Lara mỉm cười với ông. Nhưng nụ
cười ấy hơi nhăn nhúm. Ông ta vươn người về phía Daragane:
“Tôi sẽ nói với anh... Tôi không còn nhận ra Paris nơi tôi từng sống
nữa... Chỉ năm năm đi vắng là đủ... tôi cảm giác như mình đang ở một
thành phố nước ngoài...”
Ông ta nghiến hàm như để ngăn không cho từ ngữ trào ra khỏi miệng
trong một tràng lộn xộn. Chắc hẳn ông ta không nói chuyện với bất kỳ ai từ
lâu lắm rồi.
“Mọi người chẳng ai trả lời điện thoại nữa... Tôi không biết liệu họ
còn sống hay không, liệu có phải họ đã quên tôi hay họ không còn thời gian
dành cho giao tiếp...”
Nụ cười trở nên rạng rỡ hơn, ánh mắt trở nên dịu dàng hơn. Có lẽ ông
ta muốn giảm bớt vẻ u buồn trong những gì mình nói, một vẻ u buồn mới
hòa hợp làm sao với cái sân hiên đìu hiu này, nơi ánh đèn chiếu xuống
thành những vùng tranh tối tranh sáng.
Dường như ông ta hối tiếc vì đã dốc bầu tâm sự. Ông ta ngồi thẳng
người lên và quay đầu về phai cửa ra vào lắp kính của sân hiên. Bất chấp
khuôn mặt phị ra cùng những lọn tóc muối tiêu khiến giờ đây mái tóc ông
ta mang vẻ một mái tóc giả, ông ta vẫn giữ cái vẻ bất động như tượng