Sau nhiều ngày suy nghĩ, một hôm gặp lúc Lệ đang vui, một mình ở văn
phòng, bà đến gần, lấy giọng hết sức dịu dàng, thân ái, rào trước đón sau,
mở lời hỏi Lệ vì sao mà phải làm như thế, tiền bạc trong tay, muốn gì được
nấy.
- Phải, tôi có nhiều quyền hành, nhiều tiền bạc, nhiều thứ mà mọi người
đàn bà đều mong ước và lấy đó làm thoả mãn, cho thế là đẩy đủ mãn
nguyện lắm rồi, nhưng tôi thành thật hỏi dì, và cũng mong dì thành thật trả
lời tôi, là giàu sang, danh vọng có mang lại hạnh phúc không? Địa vị của
tôi hiện giờ, đường đường một vị đệ nhất phu nhân, ai cũng cho là sung
sướng tột bậc rồi và có lẽ dì cũng nghĩ như thế, chắc hẳn một người đàn bà
được đến chỗ cao sang như vậy còn mong muốn gì hơn nữa? Nhưng đối
với tôi thì không? Dì muốn bảo là cháu của dì có nhiều tham vọng quá
đáng, có nhiều đam mê tưởng tượng, hay tâm hồn quá mơ mộng, lãng
mạn… hoặc dì có thể nghiêm khắc buộc tội cháu là hư hỏng, "mẹ nào con
nấy" - (telle mère telle fille - nguyên văn lời nói tiếng Pháp của Lệ) - quen
thân mất nết đi rồi, thì cháu cũng đành chịu… Song dì bấy lâu ở gần cháu,
thân thiết với cháu còn hơn là mẹ cháu nhiều lắm, và dì là người đàn bà mà
cháu thật tình mến hơn cả mẹ cháu nữa… dì có học thức khá, từng trải ở
đời, đứng tuổi, chắc chắn là dì phải có nhận định hơn những người đàn bà
thường tình khác, cháu hỏi thật dì nếu dì ở vào chỗ của cháu thì dì có như
cháu không, dì sẽ ra sao?
Những lời nói dồn dập, có vẻ đầy chân thành của Lệ thốt ra không ngớt,
như dồn bà kỹ sư - bí thư họ Trần - vào chân tường tình cảm. Bà cũng
không dè đứa cháu gái lại quá ác đẩy cô vào một góc cạnh tâm tình éo le
như vậy. Trước tâm trạng phô bày không che đậy của Lệ, bà không thể đáp
lại bằng lối giả dối né tránh hoặc trả lời qua loa cho xong chuyện là được.
Lệ đã quý mến, chân thành tâm sự hỏi han, lẽ nào bà dì ruột mà Lệ đã xác
nhận là nàng thấy thân cận hơn mẹ, lại không đối xử thật tình? Dù Lệ có