của quốc gia. Những cấp chỉ huy ông lên án ông đang tìm cách phá hoại
hòa bình và tương lai của dân tộc.
Trong tình trạng đó Anami quả không thể thỏa mãn được đòi hỏi của cả
hai phía. Tuy Anami phản đối mọi thứ hòa bình vô điều kiện nhưng ông
cũng phản đối mọi hình thức khởi loạn. Biết rằng bất kỳ lúc nào quân đội
của ông cũng có thể nổ thành một cuộc bạo động, ông muốn vuốt ve bọn
cầm đầu để họ án binh bất động. Trong thời gian đó ông sẽ tìm cách thâu
hoạch những điều kiện hòa bình có lợi ích cho dân tộc. Theo ông nghĩ đó là
cách độc nhất có thể ngăn cản những phụ tá đang hung hăng làm cản trở
cuộc thương thuyết. Ông còn hy vọng đường lối hành động đó sẽ tránh
được cho Nhật thêm đổ máu trong những giờ, những ngày sắp tới.
Nội các nhóm phiên họp khoáng đại vào lúc 3 giờ chiều. Tướng Anami
và đồng minh ở giờ chót của Ông là bá tước Hiranuma chăm chú nghe bức
công hàm của Hoa Kỳ do đài phát thanh Cựu Kim Sơn gửi đi Đông Kinh.
Thủ Tướng Suzuki nói: đây chưa phải là bản Nhật ngữ chính thức, vì thế
bản này vẫn có thể có những sơ hở phiên dịch. Sau đó ông hỏi ý kiến cử tọa
Anami và Hiranuma nối tiếp câu truyện sáng nay với Thủ Tướng Suzuki, và
nhắc lại mối lo âu của họ về sự tồn tại của nền quân chủ Nhật. Rồi từ đó
tướng Anami nhắc lại lời đòi hỏi của Ông về một nền hoà binh có điều kiện.
Ngoại trưởng Togo sau nhiều ngày căng thẳng, mệt mỏi nên đã mất hết
bình tĩnh. Ông chua chát nhận xét: «Đến lúc này mà còn đòi hỏi thêm điều
kiện sẽ khiến cho Đồng Minh nghi ngờ sự đoàn kết trong nội bộ chính phủ
Nhật, và thiện chí muốn thương thuyết của Nhật».
Sự bực tức tăng thêm, Togo đứng dậy khỏi ghế, đi về phía cửa: «Hành
động như vậy là thiếu lý trí». Rồi dường như chịu hết nổi, Ông bước ra khỏi
phòng họp, kéo xập cửa phía sau lưng.
Run lên vì giận, Togo nhấc ống điện thoại ở phòng kế bên gọi phụ tá
Matsumoto để vấn kế, Matsumoto hiểu ngay một cuộc khủng hoảng đã xảy