thầm vấn. Viên chức này vừa run sợ cho mạng sống vừa trả lời chiếc đĩa đó
có lẽ ở trong khu nhà của cận vệ Hoàng gia cách đó chừng vài chục thước.
Cuộc lục soát liền được tiến hành tại khu nhà mà bên dưới là căn hầm có
Kido ngồi tránh loạn, và chưa biết số phận mình sẽ ra sao.
Trong khi Ida nghĩ rằng loạn quân sẽ giải tán sau khi anh đi khỏi thì
Hatanaka lại tính toán một cách khác. Anh tin chắc sẽ tìm được chiếc đĩa
trước khi trời hửng sáng, và như vậy anh có thể trì hoãn lệnh đầu hàng của
nhà vua để tranh thủ thời gian. Ngoài sự tin tưởng đó, Hatanaka không mấy
lạc quan về nội bộ lãnh đạo cuộc bạo động.
Đại tá Haga, một trong số những Trung đoàn trưởng Ngự lâm quân vì tin
lời Hatanaka nên đã tham gia đảo chánh. Theo lời Hatanaka, anh chờ đợi
tướng Anami xuất hiện để chỉ huy loạn quân. Quá ba giờ sáng vẫn không
thấy Anami đâu, anh bắt đầu nghi và hỏi: «Đại tướng Anami sao đến giờ
vẫn chưa thấy đến?». Không có ai trả lời anh cả. Đến lúc anh được biết loạn
quân đã hạ sát Mori và bây giờ chính anh có bổn phận điều động Ngự lâm
quân tạo phản, anh bàng hoàng như sét đánh ngang tai.
Vào lúc 4 giờ sáng, Đại tá Hatanaka không còn nắm giữ được hàng ngũ
loạn quân. Trong đêm tối bị cắt điện vì cuộc bạo động, ánh sáng đèn bấm
không đủ để tìm cho ra chiếc đĩa đầu hàng, cất giấu trong tòa nhà rộng lớn.
Chỉ có một số rất ít công dân Đông Kinh biết có biến xảy ra trong
Hoàng cung qua những tiếng súng nổ thưa thớt. Trong phòng ngủ tướng
Anami cũng nghe thấy tiếng súng do thuộc hạ ông phát khởi. Ông nói với
người em rể là Đại tá Takeshi-ta: «Anh đáng chết cả vì cái vụ đó nữa». Họ
cùng nhau chén tạc chén thù trong ba tiếng đồng hồ liền. Takeshi-ta ngỏ ý
lo ngại Animi quá chén sẽ không đủ sức để mổ bụng tự sát theo nghi thức
cổ truyền.
Anami bảo tay ông vẫn còn khoẻ: «Rượu làm cho mạch máu anh nở ra,
máu huyết được lưu thông dễ dàng. Chú khỏi phải lo ngại cho anh». Rồi