Khi cuộc họp bế mạc phái đoàn Nhật Bản được đưa trở về khách sạn
Rosario. Tại đây họ bàn tán sôi nổi về những yêu sách của Hoa Kỳ. Họ thấy
cần phải đánh điện ngay cho Đông Kinh được biết về những kết quả cuộc
họp.
Một trong những yêu sách của Hoa Kỳ được ghi trong tập tài liệu trao
cho họ đã làm cho họ sung máu lên đầu. Yêu sách đó liên quan đến quyền
lợi những sĩ quan thuộc lựclượng chiếm đóng. Hoa Kỳ ghi rõ con số những
hầu gái dành cho mỗi cấp bậc. Cấp Tướng được ba người hầu gái, từ Đại tá
đến Đại úy được hai người, còn Trung úy chỉ có một người. Chính vẩn đề
người hầu đó đã làm cho phái đoàn Nhật nồi sùng, vì nó bộc lộ ý định của
Hoa Kỳ muốn làm nhục dân Nhật.
Tuy nhiên khi phái đoàn Nhật lên đường về nước, thì tài liệu liên quan
đến vấn đề người hầu đó không có trong cặp của họ. Có lẽ Hoa Kỳ được
biết sự uất hận của phái đoàn Nhật nên đã bằng lòng rút bỏ yêu sách đó.
Sáng hôm sau phái đoàn Nhật Bản trở lại phòng họp để nhận lãnh những
xác định cuối cùng của Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng 8 vẫn được duy trì là ngày
đổ bộ, và phái đoàn Nhật khôngbuồn tranh cãi thêm lời nào nữa.
Trước khi cuộc họp chấm dứt, tướng Sutherland trao cho Kawabé dự
thảo tuyên ngôn đầu hàng mà nhà đương cuộc Nhật bắt buộc phải công bố.
Được thành hình từ Hoa Thịnh Đốn, dự thảo lúc này được một viên thông
ngôn đọc tại cuộc họp. Phái đoàn Nhật cứng người, cằm tướng Kawabe run
lên bần bật.
Những nhân viên Hoa Kỳ quen thuộc với Nhật ngữ hiểu rõ lý do tình
trạng đó. Dự thảo tuyên ngôn đầu hàng đã gọi vua Nhật bằng tên không có
họ, đó là lối gọi có tánh cách vô cùng sỉ nhục đối với một nhân vật tôn kính.
Khi viên thông ngôn đọc xong, Kawabé vỗ tay mạnh trên bàn để bộc lộ
tất cả uất ức bất lực của ông.