bộ những thành phần của trái bom nguyên tử làm bằng chất uranium. Trước
khi Sato kịp trả lời cho Đông Kinh, Đồng Minh công bố bản tuyên ngôn
Potsdam, có tính cách làm lời cảnh cáo cùng đối với Đế quốc Nhật.
Hội nghị Potsdam kéo dài cả tháng trời, bế mạc với một tối hậu thư báo
cho Nhật biết sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nếu không đầu hàng vô điều kiện.
Thông cáo chung của hội nghị đề ngày 26 tháng Bảy vào lúc Attlee
được bầu làm thủ tướng Anh và tới Potsdam thay thế cho Churchill.
Khi bản tuyên ngôn Potsdam đang được soạn thảo, Stimson đã mất
nhiều công để nhấn mạnh với Truman rằng: nhân dân Nhật Bản cần được
Đồng Minh cam kết tôn trọng ngôi vua của họ. Là một chuyên viên về các
vấn đề Nhật Bản, từng cư ngụ nhiều năm ở Viễn Đông, Stimson hiểu rằng
ngôi vua có một chỗ đứng rất quan trọng trong đòi sống của xã hội Nhật.
Stimson lo ngại Nhật sẽ bác bỏ mọi điều kiện hòa bình nếu động chạm đến
ngai vàng. Stimson biết: trong chính quyền Hoa Kỳ không thiếu gì người
đang lớn tiếng đòi lật đổ chiếc ngai đó, trong số có cả Harry Hopkins cố
vấn của cố Tổng thống Roosevelt, và thứ trưởng ngoại giao Dean Acheson.
Tổng thống Truman giữ thái độ mềm dẻo đối với vấn đề vua Nhật. Cả
ông và ngoại trưởng Byrnes đều sợ trong lúc này dư luận Hoa Kỳ sẽ nổi
công phẫn nếu chính phủ nhẹ tay đối với Nhật. Họ nghĩ: vấn đề ngôi vua ở
Nhật nên được giữ lại để làm lá bài mặc cả trong những cuộc thương thuyết
sau này với Nhật. Vì vậy họ gạt bỏ hẳn vấn đề đó ra khỏi bản tuyên ngôn
Potsdam 26 tháng Bảy.
Ngày 27 tháng Bảy tại Đông Kinh, nội các Nhật nhóm họp để nghiên
cứu bản tài liệu từ trời Tây truyền tới.
Họ chú ý đến những điều khoản có liên quan đến điều kiện đầu hàng.
Điều khoản thứ mười ba nguyên văn như sau: «Chúng tôi kêu gọi chính phủ
Nhật Bản ngay lúc này tuyên bố sự đầu hàng vô điều kiện của toàn thể quân