rồi Nagasaki rồi Nga khai chiến với Nhật, đã nghiêng đầu cán cân về phía
ông.
Liên kết nhau để chống lại bộ ba Togo, Yonai và Suzuki là ba ngưòi kia
trong nhóm sáu tay tổ cùng họp thành «siêu nội các». Lãnh tụ của họ là
tướng Anami, bộ trưởng bộ chiến tranh, phát ngôn viên của lục quân và là
người nắm nhiều quyền uy nhất ở Nhật.
Cách đây bốn tháng tướng Anami mới leo đến mức thượng đỉnh của đời
quân nhân. Viên tướng năm mươi bảy tuổi đó được trao cho chức bộ trưởng
bộ chiến tranh khi đô đốc Suzuki thành lập chính phủ.
Tuy nhiên chức vụ mới đó không làm cho ông hài lòng vì bên dưới ông
chỉ còn là những sự đổ nát của cả một đế quốc. Quân lực của ông tuy có
hàng triệu người nhưng lâm tình trạng thế thủ. Mọi nguồn tiếp tế cho chiến
tranh đã bắt đầu khô cạn. Trên chiến thuật, quân lực hoàng gia Nhật vẫn còn
có thể đánh những đòn chiến cho địch phải kinh hồn táng đởm, nhưng trên
chiến lược, Nhật Bản đã bại trận.
Tuy nhiên tướng Anami vẫn còn có một hy vọng. Lực lượng của ông có
thể làm đổ cả biển máu Hoa Kỳ ở vùng đổ bộ Kyushu hay Honshu và như
vậy ông có thể đòi hỏi những điều kiện hòa binh có thể chấp nhận được.
Tướng Anami nổi tiếng là một người gan lì, và cuộc đời quân nhân của
ông phản ánh ý chí thành công cho bằng được. Khi còn là một thiếu niên,
ông thi nhập học trường võ bị, bị đánh trượt bốn lần liền. Ông thi lần thứ
năm và lần này ông được đậu. Sau khi mãn khóa ông phục vụ qua cuộc thế
chiến thứ Nhất. Năm 1926, ông làm sĩ quan hầu cận cho Hirohito, một chức
vụ được nhiều sĩ quan mơ tưởng. Là người thường lui tới hoàng cung,
tướng Anami kết giao được với hầu tước Kido, sau này trở nên cố vấn tin
cẩn nhất của Hirohito.