Câu hỏi này đặt các Nhà quản lý vào tình thế tiến thoái lưỡng
nan, và câu trả lời cho nó chỉ có thể tìm thấy trong Mục đích chính.
Nếu anh có thể nhìn nhận mình đúng như con người thật của anh, và
thấy người khác như đúng bản chất của họ, thấy thế giới xung
quanh đúng như bản chất của nó, chứ không phải như suy nghĩ hoặc
mong muốn của anh về nó; và cuối cùng nếu anh có thể hình
dung rõ ràng về con người mà anh sẽ trở thành, anh sẽ biết được sự
thật. Khi chưa biết sự thật, anh chưa có khả năng làm những gì đúng.
Và như vậy, làm sao anh có thể hy vọng quản lý được cái gì?
Công việc của Nhà quản lý hiệu quả là hiểu rõ họ biết và chưa
biết những gì. Điều này sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến quá trình đổi
mới, đo lường và phối hợp.
Mình đã thực sự biết những gì? Mọi Nhà quản lý xuất sắc cần
đưa ra câu hỏi này để thoát ra khỏi quá khứ, thích nghi với hiện tại và
xây dựng tương lai.
Mình đã thực sự biết những gì? Đó là câu hỏi khởi nguồn cho
mọi thứ nhất là cho quá trình học hỏi đích thực. Đó là điều mà
Thiền tông gọi là “tâm khởi sinh”. Nếu chúng ta, những Nhà quản
lý tin rằng những công việc chúng ta làm là đúng đắn, nếu chúng
ta tin rằng bằng cách nhìn nhận bản thân chúng ta như chúng ta
có, nhìn nhận người khác như họ vốn có, nhìn nhận mình một cách
khách quan, và thấy thế giới như đúng bản chất của nó thì chúng
ta sẽ trở nên nhân văn hơn, sáng suốt hơn, chân thật hơn, sau đó
chúng ta có thể tin vào những sự thật đã định hình nên cuộc sống và
tổ chức mà chúng ta là một bộ phận trong đó.