“Jack ạ, quyền hạn có một số hình thức – quyền hạn của Chủ
doanh nghiệp, quyền hạn của Nhà quản lý, và quyền hạn của Nhà
chuyên môn.”
“Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định chiều hướng hoạt
động của Doanh nghiệp: trọng tâm phát triển của công ty là gì, vị thế
của công ty trên thế giới được xác định bằng vị trí của công ty trong
tâm trí của những người liên quan như: khách hàng, nhân viên, nhà
cung cấp, ngân hàng – và công ty sẽ đạt được vị trí đó như thế nào.
Chủ doanh nghiệp không chỉ định hướng cho Nhà quản lý và Nhà
chuyên môn, mà còn đem lại ý chí và sự tỉnh táo cần thiết để họ
nhớ rõ định hướng đó, trở thành “bộ nhớ” của họ khi họ quên mất
mục đích, quên mất bản thân. Luôn luôn là như vậy. Chủ doanh
nghiệp không những biết rõ chúng ta ở vị trí nào, chúng ta sẽ đi
đến đâu, và chúng ta là ai, mà quan trọng hơn cả là điều gì đang
thực sự diễn ra.”
“Quyền hạn của Nhà quản lý thể hiện tầm nhìn của Chủ doanh
nghiệp qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản lý có
ba trách nhiệm: đem lại năng lực làm việc, năng suất lao động, và
nguồn lực cho doanh nghiệp để thực hiện tầm nhìn của doanh
nghiệp. Năng lực được định nghĩa là biết cách làm (Know-how).
Điều này thể hiện dưới hai dạng: trình độ chuyên môn thụ động và
chủ động. Trình độ chuyên môn thụ động là biết phải làm gì, làm
như thế nào, còn thiếu sót gì và giải quyết ra sao. Trình độ chuyên
môn chủ động là kỹ năng biến chuyên môn thụ động thành hành
động. Chuyên môn chủ động thể hiện dưới hình thức các quá trình và
hệ thống. Một trong những trách nhiệm chính của Nhà quản lý là
sáng tạo ra các quá trình và hệ thống đó. Sau đó, trách nhiệm chủ
yếu của Nhà quản lý là giám sát hiệu quả của chúng. Hiệu quả của
một hệ thống hay quá trình được đo bằng khả năng phản ánh chính
xác tầm nhìn của chủ doanh nghịêp. Bất cứ quá trình, hệ thống