nào không phản ảnh chính xác điều này đều phải được cải thiện.
Trình độ chuyên môn chủ động luôn song hành và có mối liên hệ với
trình độ chuyên môn thụ động để tìm ra các mô hình cải tiến, các
quá trình và không ngừng đổi mới các quá trình và hệ thống đó. Nhà
quản lý cũng giám sát quá trình này, và có quyền hạn cũng như
nguồn lực để đổi mới các quá trình và hệ thống khi cần thiết.”
“Nhà chuyên môn có quyền hạn sử dụng năng lực, năng suất của
mình và các nguồn lực khác để thực hiện các quá trình và hệ thống
của Nhà quản lý, góp phần thực hiện tầm nhìn của Chủ doanh
nghiệp. Nhà chuyên môn có thể là “thợ học nghề”, “thợ lành nghề”
hoặc cũng có thể là “thợ bậc thầy”. Dù thứ bậc của Nhà chuyên môn
là gì đi nữa thì năng lực, năng suất và các nguồn lực của Nhà
chuyên môn sẽ là tiêu chí đánh giá khách quan cho quá trình phát
triển liên tục của cá nhân và công việc của họ. Cả Chủ doanh nghiệp và
Nhà quản lý đều hiểu rõ rằng không có sự cống hiến của Nhà
chuyên môn thì toàn bộ công ty sẽ sụp đổ nhanh chóng, và không thể
vươn tới mục đích cao hơn. Đó là lý do vai trò của Nhà chuyên môn
được gọi là vai trò thực hiện.”
“Nếu không phải vì Chủ doanh nghiệp, Nhà chuyên môn sẽ quên
mất lý do vì sao anh ta đang làm một công việc gọi là thực hiện, hay
thậm chí còn quên mất rằng mình đang làm điều đó.”
“Nếu không phải vì Nhà quản lý, Nhà chuyên môn sẽ không nhận
ra rằng chính việc thực hiện cũng đồng thời là một quá trình, hay
hệ thống. Có một hệ thống của việc thực hiện mà thông qua đó việc
thực hiện đạt hiệu quả. Nhà quản lý chuyển đổi tầm nhìn của Chủ
doanh nghiệp thành chất liệu thực hiện mà mọi Nhà chuyên môn
đều cần biết để có được phương pháp luận của chính họ.”
“Nếu không vì Chủ doanh nghiệp và Nhà quản lý, thì Nhà chuyên
môn sẽ chìm đắm vào công việc thường làm hàng ngày, vào cái đục,